• Làng Nghề Đồ Thờ, thôn 3, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
Hotline 0987152648
Menu Hotline: 0987152648

HƯỚNG DẪN LỄ CÚNG HÓA VÀNG SAU TẾT

1. Ý nghĩa của lễ hóa vàng

Lễ hóa vàng (hay còn gọi là lễ tạ năm mới, lễ đưa chân ông bà) là nghi lễ quan trọng trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.

Người xưa tin rằng, trong suốt những ngày Tết, tổ tiên và các vị thần linh luôn hiện diện trên bàn thờ, nên đèn hương không được tắtmâm cỗ, bánh kẹo, ngũ quả cũng phải chờ đến ngày hóa vàng mới được hạ.

Việc hạ lễ trước khi hóa vàng sẽ bị coi là bất kính với tổ tiên.

2. Thời gian thực hiện lễ hóa vàng

Lễ Hóa Vàng Chi Tiết
Thời Gian Tổ Chức Lễ hóa vàng thường diễn ra từ mùng 3 đến mùng 10 Tết, phổ biến nhất là mùng 3 Tết.
Ý Nghĩa Đây là lúc tiễn đưa ông bà tổ tiên trở về cõi âm sau những ngày sum vầy cùng con cháu.
Hoạt Động Sau Lễ Sau lễ, mọi người bắt đầu khai xuân, mở hàng buôn bán.


3. Các bước và nghi thức trong lễ hóa vàng

Phần Chi Tiết
a. Cúng Lễ Sau khi thắp hương, khấn vái, tiến hành đốt vàng mã để gửi đồ dùng cho người đã khuất. Người dân thường mang vàng mã ra trước cửa nhà, đốt xong đổ một chén rượu lên tro để gửi đúng "địa chỉ" cho cõi âm.
b. Ý Nghĩa của Vật Phẩm Có thể đốt thêm giấy tiền, vàng bạc, quần áo, nhà cửa, xe cộ… Một số nhà còn hơ cây mía trên lửa để làm gậy chống hoặc đòn gánh vàng cho linh hồn. Tuy nhiên, người xưa dặn rằng: chỉ cần đủ dùng, không nên đốt quá nhiều gây lãng phí.


4. Mâm cúng lễ hóa vàng gồm những gì?

Tùy vào điều kiện và vùng miền, nhưng mâm cúng cơ bản thường có:

  • 1 mâm cơm mặn (hoặc chay) tùy gia đình.

  • Tiền vàng mã

  • Mâm ngũ quả

  • Bình hoa tươi

  • Bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, chè

  • 2 cây mía dài

Lưu ý:

  • Tiền vàng của Gia Thần đốt trước.

  • Tiền vàng của tổ tiên đốt sau.

  • Vàng mã dành cho người mới mất trong năm thì đốt riêng.


5. Bài văn khấn lễ hóa vàng (tham khảo)

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Hôm nay là ngày mùng ... tháng Giêng năm ...
Tín chủ con là: (họ tên)
Cư ngụ tại: (địa chỉ)

Thành tâm sửa biện: hương hoa, trà quả, thực quả, cau trầu, đèn nến, nước, xôi, thịt, kim ngân, vàng mã...

Kính cáo:

  • Chư vị Thần linh Thổ địa cai quản trong khu vực

  • Gia tiên tiền tổ, tổ khảo, tổ tỷ, bà cô tổ ông

Nay tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, con cháu chúng con xin phép được hóa vàng, tạ lễ, tiễn đưa chư vị trở về cõi âm.

Nguyện cầu chư vị phù hộ độ trì:

  • Gia đạo bình an

  • Vạn sự như ý

  • Tài lộc dồi dào

Lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)


6. Kết luận

Lễ hóa vàng không chỉ là một phong tục, mà còn là nét đẹp văn hóa tâm linh, thể hiện lòng hiếu kính và biết ơn tổ tiên. Việc chuẩn bị tươm tất và thực hiện đúng nghi lễ sẽ giúp gia đình đón năm mới trong bình an, may mắn và hưng thịnh.

Bàn thờ HÓA VÀNG SAU TẾT

Phong thủy hướng đặt bàn thờ theo tuổi

Đặt bàn thờ theo phong thủy

Vị trí đặt bàn thờ gia tiên trong nhà

BÀN THỜ CANH NẬU - BÀN THỜ SANG TRỌNG ĐẲNG CẤP, THIẾT KẾ SÁNG TẠO DẪN ĐẦU XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG

Điện Thoại: 0936 32 08 32 - 0987 152 648

Website: vach-ngan.com

Email: [email protected]

Xưởng Sản Xuất: thôn 3, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội

Các bài viết khác

Dịch vụ đồ thờ uy tín chuyên nghiệp
Sản phẩm đồ thờ sang trọng, đẳng cấp
Thiết kế đồ thờ sáng tạo, dẫn đầu xu hướng
Bạn cần tư vấn? Gọi cho chúng tôi ngay bây giờ!
Hỗ trợ 24/7: 0987152648
Hotline: 0987152648