Một người hỏi rằng, trước đây gia đình họ làm ăn rất phát đạt, thuận lợi. Nhưng từ khi xây lại nhà mới, mọi chuyện bắt đầu gặp khó khăn: tiền bạc tiêu tan, công việc thất bại, thậm chí là phá sản. Họ băn khoăn không biết liệu việc xây nhà có phải là nguyên nhân dẫn đến những biến cố ?
Quan Niệm Dân Gian Về "Hạn Làm Nhà"
Thưa quý vị khán giả, trong dân gian từ lâu đã tồn tại quan niệm về "hạn làm nhà" hay "hạn mua nhà". Nhiều người tin rằng khi gia đình xây nhà mới hoặc mua nhà mới thì rất dễ gặp phải tai ương – điều không ai mong muốn.
Chính vì vậy, việc làm nhà trở thành nỗi lo lắng lớn của nhiều gia chủ, nhất là khi động thổ hoặc chuyển đến ở nhà mới. Dù có những người không tin hoặc nghi ngờ tính đúng sai của quan niệm này, nhưng cũng có không ít người cho rằng điều đó không phải hoàn toàn vô căn cứ.
1. Xem xét từ góc độ tâm linh
Trả lời về vấn đề " làm nhà có phải là nguyên nhân dẫn đến tiền bạc tiêu tan, công việc thất bại" chúng ta cần xem xét nhiều yếu tố không chỉ đơn thuần là việc xây nhà. Mặc dù bạn cho rằng xây nhà là nguyên nhân nhưng điều quan trọng là phải xem xét từ góc độ tâm linh xem có phải là xây nhà đã động đến long mạch hay không hay liệu quá trình xây nhà có vi phạm các nguyên tắc đạo đức như vay mượn không hợp lý, không trả nợ đúng hạn hoặc sử dụng vật liệu không chính đáng. Những yếu tố góc độ tâm linh đều có thể tác động tiêu cực đến tài chính và sự thịnh vượng của gia đình.
2. Xét về tài chính khi xây nhà
Ngoài ra, cần xem xét nguồn tiền làm nhà có hợp pháp không ? cách thức thực hiện xây dựng có đúng đắn không và liệu phong thủy của ngôi nhà có phù hợp không ? Phong thủy là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng bởi vì nếu ngôi nhà không hợp phong thủy có thể gây ra sự thiếu thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Tất cả những yếu tố tác động đến tài chính khi xây nhà có thể ảnh hưởng đến thịnh vượng hay suy thoái trong cuộc sống của bạn.
3. Xét về nghiệp và hành động trong quá khứ
Tuy nhiên suy giảm tài chính và phá sản cũng có thể là kết quả của nghiệp tức là những hành động trong quá khứ đã tạo ra kết quả như vậy. Đôi khi một gia đình giàu có có thể đột ngột gặp phải những vấn đề lớn mà không hiểu lý do và đó có thể là vì họ đã "hết công đức" từ những hành động tốt trước đây. Nghiệp có thể tác động đến vận mệnh của gia đình khiến họ gặp khó khăn tài chính dù trước đó họ có nền tảng ổn định.
Những Lý Do Thường Được Nhắc Đến Hạn Khi Làm Nhà
Hạn do không hợp tuổi
Theo phong thủy, hạn làm nhà do không hợp tuổi là nguyên nhân phổ biến nhất. Cụ thể, nếu gia chủ rơi vào một trong ba đại hạn sau thì nên tránh xây nhà:
-
Kim Lâu
-
Tam Tai
-
Hoang Ốc
Nếu cố tình làm nhà vào những năm hạn này, có thể khiến cả gia đình gặp phải tai họa lớn.
Trường năng lượng xung quanh khắc với tiền chủ
Có quan niệm cho rằng nếu xây nhà trên mảnh đất trước đây từng là nghĩa địa đã san lấp, âm khí sẽ nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, năng lượng của tiền chủ (người từng sở hữu hoặc sinh sống tại đất/ngôi nhà) có thể không phù hợp với gia chủ mới, gây ra nhiều bất ổn – nhất là với người già, trẻ nhỏ, hoặc người đang có bệnh.
Lỗi kỹ thuật và kết cấu khi xây dựng
Không ít trường hợp, gia chủ xây nhà chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân, không có kỹ sư hoặc thiết kế chuyên môn. Điều này dễ dẫn đến:
-
Không đảm bảo kỹ thuật và kết cấu
-
Nguyên vật liệu không phù hợp
-
Khả năng chịu tải thấp
Tất cả những điều trên có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như nứt, hỏng, sập nhà.
Quan Điểm Từ Phong Thủy Học
Theo phong thủy, khi làm nhà, cần xem xét các yếu tố sau:
-
Tuổi và bản mệnh của gia chủ
-
Hướng đất, hướng nhà, hướng bếp, giường ngủ, bàn thờ
-
Thời điểm xây dựng thuận lợi
Phong thủy không phải là một "thuật huyền bí", mà là một hệ thống kiến trúc Á Đông, giúp tổ chức không gian sống một cách tối ưu nhất cho cả người sống và người đã khuất.
Yếu Tố Lịch Sử Và Trường Năng Lượng Đất
Lịch sử chuyển nhượng đất
Theo cố Giáo sư Nguyễn Trường Tiến – nguyên Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam:
-
Mỗi mảnh đất trải qua nhiều đời chủ
-
Người đầu tiên khai phá đất, lập làng thường được tôn vinh là thành hoàng làng
-
Người dân quan niệm đất là di sản thừa kế của các "tiên chủ"
Mồ mả trong vườn hoặc dưới nền nhà
Trong lịch sử, có trường hợp người mất được chôn ngay trong vườn nhà hoặc đất mà họ từng sở hữu. Về mặt tâm linh, hồn người chết vẫn "cai quản" mảnh đất đó. Vì vậy, xây nhà mà không xin phép có thể gặp nhiều trắc trở.
Những điều gia chủ cần kiêng kị khi chuẩn bị xây/mua nhà
1. Tuổi gia chủ là yếu tố không thể thay đổi
-
Tuổi là yếu tố định mệnh, không thay đổi được, nên cần chấp nhận.
2. Chủ động thay đổi những yếu tố khác
-
Khi đã đủ điều kiện tài chính, nên chú ý tới những yếu tố có thể chủ động điều chỉnh, ví dụ:
-
Thời điểm xây nhà: Nên chọn mùa khô (xuân, thu), tránh mùa mưa vì ảnh hưởng đến thi công ngoài trời.
-
Chọn tổ đội thợ: Nhiều người kỹ tính đến mức chọn cả tuổi của người đứng đầu tốp thợ để hợp tuổi, giúp công việc suôn sẻ.
-
Thiết kế và nội thất: Mỗi giai đoạn từ xây thô, hoàn thiện nội thất đến hệ thống điện, ánh sáng đều cần được chuẩn bị cẩn thận.
-
Vấn đề hướng nhà và không gian bên trong
1. Quan niệm về tọa - hướng trong phong thủy
-
Tọa là phía sau (lưng), hướng là phía trước (mặt).
-
Có hai quan niệm:
-
Phong thủy đại lục (Trung Quốc): ví dụ nhà tọa Bắc hướng Nam gọi là Bắc Trạch - Khảm.
-
Phong thủy Hồng Kông, Đài Loan: chú trọng hướng nơi nạp khí Dương mạnh, nhiều chuyển động.
-
-
Ví dụ: Nhà tọa Đông hướng Tây:
-
Theo phong thủy thì hướng Tây (quẻ Đoài) đối với một số người là tuyệt mệnh.
-
Tuy nhiên, quan điểm đại lục vẫn gọi đó là nhà Tây Trạch và phù hợp với người hợp quẻ Đoài.
-
Mâu thuẫn có thể xảy ra: Người thuộc Trạch Chấn (tọa Đông) nhưng hướng lại là tuyệt mệnh.
-
2. Cách xử lý khi tọa và hướng không hợp
-
Chọn phương án trung gian, xử lý bằng:
-
Thay đổi thiết kế trong phạm vi đất cho phép.
-
Cắt góc, tạo hình vuông vắn, bù hình thể, chọn vị trí cửa chính phù hợp.
-
Dùng vật phẩm phong thủy nếu không thay đổi được hướng.
-
Lưu ý về cổng - cửa - bếp
1. Phong thủy là kiến trúc hợp lý
-
Phong thủy không phải thuần túy duy tâm mà là nghệ thuật kiến trúc.
-
Ba yếu tố quan trọng nhất:
-
Cổng
-
Cửa
-
Bếp
-
2. Về bếp
-
Hướng bếp là hướng lưng người nấu, không phải hướng người quay mặt vào nấu.
-
Tức là cửa lò nằm ở mặt trước, người nấu đứng phía sau → đó là hướng bếp.
-
Sách phong thủy cổ của Dương Quân Tùng cho rằng:
-
Bếp là nơi quan trọng để hóa giải trục trặc về:
-
Sức khỏe
-
Làm ăn
-
Sinh nở
-
-
Ví dụ: Quay bếp về hướng sinh khí hoặc phúc đức để tăng cường vận khí.
-
3. Người Việt thêm hai yếu tố nữa:
-
Hướng bàn thờ: Do tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
-
Hướng giường ngủ: Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần.
4. Tính tiện dụng và hợp lý trong không gian
-
Không gian phải:
-
Đạt công năng
-
Hợp lý và thuận tiện trong di chuyển, sinh hoạt
-
-
Ví dụ: Với người thuận tay phải:
-
Tủ lạnh → chậu rửa → bếp nấu → khu bày thức ăn: phải theo chiều thuận kim đồng hồ
-
Nếu nghịch sẽ tạo cảm giác khó chịu, rối loạn.
-