Ngày xưa, mỗi con trai lớn lên phải lo ba việc: tậu trâu, cưới vợ, và làm nhà. Mỗi việc đều rất tốn kém, ví dụ như tậu trâu (giống như mua ô tô bây giờ), cưới vợ phải lo cho vợ có nơi ở riêng, làm nhà cần đất và vật liệu. Như vậy, nếu có ba con trai, mỗi con phải lo ba việc này, thì làm sao gia đình có thể giàu có được.
Ngược lại, nếu có bốn cô con gái, các cô gái sẽ ít phải lo về nhà cửa, đất đai, và vật chất, vì khi lớn lên, con gái không phải lo tậu trâu hay xây nhà. Cô nào cũng sẽ có gia đình riêng, và khi Tết đến, con rể cũng sẽ đến chúc Tết, không gây tốn kém hay mất mát cho gia đình. Chính vì vậy, người xưa cho rằng "Tứ nữ bất bần".
Về câu "một thằng gánh nghiệp", thực ra, trong một gia đình có ba con trai, ít khi tất cả đều thuận lợi. Thường có một người sẽ gặp khó khăn hơn, có thể là gặp tai nạn, bị bệnh tật, hoặc gặp rắc rối trong cuộc sống. Người ta nói rằng "gánh nghiệp" là cách để giải thích cho sự khó khăn của người con này. Đó có thể là một cách động viên các anh em khác phải yêu thương và giúp đỡ người gặp khó khăn.
Ngoài ra, trong tâm linh, có thể giải thích rằng người con gặp khó khăn có thể là do nghiệp xấu từ kiếp trước, và nhiệm vụ của người con này là nhận lấy nghiệp đó để gia đình có thể sống tốt hơn. Tuy nhiên, câu "tam nam bất phú" và "Tứ nữ bất bần" chỉ đúng trong hoàn cảnh ngày xưa, khi kinh tế khó khăn và gia đình phải chia sẻ tài sản cho từng con. Còn bây giờ, trong xã hội hiện đại, điều này chưa chắc đúng, vì hoàn cảnh đã thay đổi rất nhiều.