• Làng Nghề Đồ Thờ, thôn 3, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
Hotline 0987152648
Menu Hotline: 0987152648

Cây hương ngoài trời là gì ? Cách đặt cây hương ngoài trời hợp phong thủy

1

  • Cam kết
    chất lượng
  • Giao hàng
    miễn phí
  • Thanh toán
    tại nhà
  • Để đặt cây hương ngoài trời hợp phong thủy thì chúng ta cần hiểu rõ về ý nghĩa và cách thức thực hiện. Cây hương ngoài trời hay còn gọi là bàn thờ Thiên là một tín ngưỡng phổ biến ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Nhiều người thắc mắc tại sao lại có cây hương ngoài trời dù trong nhà đã có bàn thờ và liệu vị trí đặt cây hương ngoài trời có quan trọng hay không ?

    Ý nghĩa phong thủy cây hương ngoài trời:

    Cây hương ngoài trời còn được biết đến với những tên gọi như ban thờ Thiên hay ban thờ ngoài trời. Trong tín ngưỡng dân gian, trời luôn được xem là vị trí quan trọng nhất.

    Thứ tự dân gian thường thờ là: Trời – Phật – Thánh – Thần. Có nghĩa là Thiên phủ đứng trước cả Thần và Thánh – đúng theo Đạo giáo.

    Cũng theo quan niệm của cha ông ta từ xưa, thì cây hương ngoài trời còn được dùng để thờ:

    • Trời

    • Nhật – Nguyệt – Thổ Địa hay Thần linh

    • Ví dụ: thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, Thượng Thiên Thánh Mẫu, Mẫu Bản Thiên

    Tùy vào quan niệm cũng như phong tục tín ngưỡng của mỗi địa phương, mà theo thời gian đã có sự khác nhau, và họ có thể thờ những vị thần linh và thành phần khác nhau.

    Ngoài ra, còn có một số quan niệm khác cho rằng cây hương ngoài trời còn dùng để thờ Tiền chủ.

    Tiền chủ chính là người chủ nhân của ngôi nhà chúng ta trước khi chúng ta chuyển vào ở, cho tới khi mất đi. Theo quan niệm dân gian xưa, thì ngôi nhà dù có sự thay đổi theo thời gian, nhưng theo cõi âm, người Tiền chủ cũ vẫn hướng về ngôi nhà xưa của họ.

    Do đó, để tránh vong hồn của người Tiền chủ quấy rối, thì những chủ nhân sau của ngôi nhà sẽ lập một bàn thờ ngoài trời để thờ Tiền chủ trong khuôn viên gia đình.

    Vậy thì cách đặt cây hương ngoài trời như thế nào mới chuẩn phong thủy?

    Phong thủy âm phần có một pháp đặt cây hương, hay còn gọi là Hậu Thổ. Việc đặt sao cho vừa hợp lẽ về tâm linh mà lại vừa thuận phong thủy vốn là một thuật số phong thủy cao cấp của Đại sư Dương Công – ở đây gọi là những pháp của Dương Công Cổ phái.

    Tôi chỉ đề cập điều cốt lõi và nhấn mạnh: để xác định phương vị của Hậu Thổ hay cây hương, chúng ta sẽ cần dùng đến địa bàn chính châm, dựa trên 24 thần sát, gồm:

    • 12 cung vị tốt

    • 12 cung vị hung

    Hình dưới đây là bí kíp đặt phương vị Hậu Thổ, được trích từ học thuật Dương Công Cổ Phái mà tôi đã theo học tại thành phố Tam Lưu, Cám Châu, Trung Quốc.

    Tiếp theo là về phương vị.

    Người xưa thường chọn vị trí thích hợp trước rồi mới xét đến phương hướng. Do tính chất của ban thờ Thiên là để gia chủ thắp hương cúng bái ngoài trời, nên việc đặt ở vị trí lộ thiên hoặc bán lộ thiên là tốt nhất.

    Tùy vào vị trí và hoàn cảnh từng nhà, khi lập bàn thờ thì nên đặt ở vị trí thuận tiện nhất cho việc thắp hương.

    Sau khi chọn được vị trí đặt cây hương, chúng ta xét đến hướng.

    Thông thường, hướng của các dạng bàn thờ trong phong thủy là hướng ngược với hướng đứng của gia chủ, để tiện cho việc lễ bái.

    Trong phong thủy, khi nói đến hướng, thì là hướng của vật được nói đến – chứ không phải hướng người đứng nhìn.

    Vậy thì hướng bàn thờ tọa cát, hướng cát là tốt nhất.

    Cách thiết kế cây hương ngoài trời:

    Thông thường, cây hương gồm một trụ cao khoảng 80 cm trở lên, tốt nhất là cao ngang ngực người.

    Phần trên cùng của trụ được làm rộng ra như một mặt bàn thờ, có thành phía sau và hai bên.

    Trên bàn thờ sẽ có:

    • Một bát hương

    • Một lọ hoa

    • Một mâm bồng

    Ngoài ra, tại một số địa điểm như đình, đền, chùa – ví dụ chùa Viên Thành ở Đông Anh mà tôi từng tư vấn quy hoạch và phong thủy – thì cây hương còn thờ cả Thổ Công.

    Vì vậy, tùy từng vị trí và công trình cụ thể, chúng ta sẽ có những sắp đặt khác nhau. Bạn nên nhờ sự tư vấn của phong thủy sư chuyên nghiệp để đảm bảo phù hợp.

    Cách thiết kế cây hương ngoài trời

    Những lưu ý khác khi thắp hương tại cây hương ngoài trời:

    Riêng với cây hương ngoài trời, trong bát hương:

    • Không ghi tên ai

    • Không đặt bài vị

    • Có thể khắc hình "Long chầu Nguyệt" trên bát hương

    Việc trang trí hay lễ vật tuy không cần quá cầu kỳ, nhưng cần thể hiện sự thành kính, và giữ gìn sạch sẽ, chỉnh chu.

    Ngoài các yếu tố về vị trí, hướng và thiết kế cây hương, còn có những điểm cần chú ý để thuận cả tâm linh lẫn phong thủy:

    • Nếu cầu bình an cát tường, gia chủ thường lên hương vào ngày Rằm, mùng Một (âm lịch),

    • Khi trong nhà có chuyện không may, cũng thường thắp hương tại cây hương này.

    Về lễ vật:

    • Không cần nhiều

    • Không cần trang hoàng phức tạp

    • Nên tu tâm sao cho phù hợp với điều kiện

    Ban thờ Thiên luôn phải được giữ gìn sạch sẽ, bố trí chỉn chu, thể hiện lòng thành kính.

    Thời điểm tốt để lên hương là khi âm dương giao hòa, vào lúc chạng vạng như:

    • 5–7 giờ sáng, hoặc

    • 5–7 giờ chiều (giờ Dậu)

    Những lưu ý khác khi thắp hương tại cây hương ngoài trời

    Những ảnh hưởng tiêu cực khi thờ bên ngoài

    Việc thờ cúng ngoài trời dẫn đến nhiều bất lợi:

    • Rườm rà, mất thời gian, tốn kém nhiều lễ vật

    • Hiệu quả tâm linh không cao, dễ gây ảnh hưởng ngược

    Bởi vì:

    • Có nhiều loại vong linh khác nhau

    • Nhiều vong linh lang thang, phá phách, nếu không được thờ cúng đúng cách, họ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình

    Có nên phá cây hương không?

    Bạn hỏi: Cây hương đã lập nhưng gia đình vẫn nghèo, có nên phá bỏ?

    → Câu trả lời là: Không thể tự ý phá bỏ cây hương nếu chưa biết rõ cây hương đó thờ ai, lập ra để làm gì.

    Vì sao?

    • Nếu thờ Thần Linh Thổ Địa, bạn phải hỏi ý, làm lễ di dời trang nghiêm.

    • Nếu thờ vong linh không nơi nương tựa, thì giống như “người đang ở nhờ đất nhà mình”, bạn muốn họ đi thì phải “đền bù”, thương lượng”, giống như mua bán nhà vậy.

    • Nếu không biết đang thờ ai, không rõ mục đích, mà tự ý phá bỏ thì có thể phạm lỗi tâm linh, dễ gây ra điều không may.

    Vậy nên làm gì trước khi muốn bỏ hoặc di dời cây hương?

    1. Phải soi căn hoặc nhờ người có chuyên môn (thầy uy tín, trung tâm tâm linh) để xác định cây hương thờ ai, lập ra với mục đích gì.

    2. Nếu đáng thờ:

      • Làm lễ di dời, chuyển về chùa, miếu, hoặc nơi phù hợp.

      • Có thể “thương lượng” bằng cách làm lễ chu đáo, báo với thần linh/vong linh về lý do di chuyển.

    3. Nếu không đáng thờ, chỉ là lập sai hoặc mê tín:

      • Vẫn nên làm lễ xin hóa giải, giải bàn thờ để mọi thứ được thuận hòa, tránh phạm tâm linh.

    4. Tuyệt đối không tự phá bỏ khi chưa rõ mục đích, vì việc “lập thì dễ, nhưng giữ lễ mới khó”.

  • Thông tin chi tiết

    Để đặt cây hương ngoài trời hợp phong thủy thì chúng ta cần hiểu rõ về ý nghĩa và cách thức thực hiện. Cây hương ngoài trời hay còn gọi là bàn thờ Thiên là một tín ngưỡng phổ biến ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Nhiều người thắc mắc tại sao lại có cây hương ngoài trời dù trong nhà đã có bàn thờ và liệu vị trí đặt cây hương ngoài trời có quan trọng hay không ?

    Ý nghĩa phong thủy cây hương ngoài trời:

    Cây hương ngoài trời còn được biết đến với những tên gọi như ban thờ Thiên hay ban thờ ngoài trời. Trong tín ngưỡng dân gian, trời luôn được xem là vị trí quan trọng nhất.

    Thứ tự dân gian thường thờ là: Trời – Phật – Thánh – Thần. Có nghĩa là Thiên phủ đứng trước cả Thần và Thánh – đúng theo Đạo giáo.

    Cũng theo quan niệm của cha ông ta từ xưa, thì cây hương ngoài trời còn được dùng để thờ:

    • Trời

    • Nhật – Nguyệt – Thổ Địa hay Thần linh

    • Ví dụ: thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, Thượng Thiên Thánh Mẫu, Mẫu Bản Thiên

    Tùy vào quan niệm cũng như phong tục tín ngưỡng của mỗi địa phương, mà theo thời gian đã có sự khác nhau, và họ có thể thờ những vị thần linh và thành phần khác nhau.

    Ngoài ra, còn có một số quan niệm khác cho rằng cây hương ngoài trời còn dùng để thờ Tiền chủ.

    Tiền chủ chính là người chủ nhân của ngôi nhà chúng ta trước khi chúng ta chuyển vào ở, cho tới khi mất đi. Theo quan niệm dân gian xưa, thì ngôi nhà dù có sự thay đổi theo thời gian, nhưng theo cõi âm, người Tiền chủ cũ vẫn hướng về ngôi nhà xưa của họ.

    Do đó, để tránh vong hồn của người Tiền chủ quấy rối, thì những chủ nhân sau của ngôi nhà sẽ lập một bàn thờ ngoài trời để thờ Tiền chủ trong khuôn viên gia đình.

    Vậy thì cách đặt cây hương ngoài trời như thế nào mới chuẩn phong thủy?

    Phong thủy âm phần có một pháp đặt cây hương, hay còn gọi là Hậu Thổ. Việc đặt sao cho vừa hợp lẽ về tâm linh mà lại vừa thuận phong thủy vốn là một thuật số phong thủy cao cấp của Đại sư Dương Công – ở đây gọi là những pháp của Dương Công Cổ phái.

    Tôi chỉ đề cập điều cốt lõi và nhấn mạnh: để xác định phương vị của Hậu Thổ hay cây hương, chúng ta sẽ cần dùng đến địa bàn chính châm, dựa trên 24 thần sát, gồm:

    • 12 cung vị tốt

    • 12 cung vị hung

    Hình dưới đây là bí kíp đặt phương vị Hậu Thổ, được trích từ học thuật Dương Công Cổ Phái mà tôi đã theo học tại thành phố Tam Lưu, Cám Châu, Trung Quốc.

    Tiếp theo là về phương vị.

    Người xưa thường chọn vị trí thích hợp trước rồi mới xét đến phương hướng. Do tính chất của ban thờ Thiên là để gia chủ thắp hương cúng bái ngoài trời, nên việc đặt ở vị trí lộ thiên hoặc bán lộ thiên là tốt nhất.

    Tùy vào vị trí và hoàn cảnh từng nhà, khi lập bàn thờ thì nên đặt ở vị trí thuận tiện nhất cho việc thắp hương.

    Sau khi chọn được vị trí đặt cây hương, chúng ta xét đến hướng.

    Thông thường, hướng của các dạng bàn thờ trong phong thủy là hướng ngược với hướng đứng của gia chủ, để tiện cho việc lễ bái.

    Trong phong thủy, khi nói đến hướng, thì là hướng của vật được nói đến – chứ không phải hướng người đứng nhìn.

    Vậy thì hướng bàn thờ tọa cát, hướng cát là tốt nhất.

    Cách thiết kế cây hương ngoài trời:

    Thông thường, cây hương gồm một trụ cao khoảng 80 cm trở lên, tốt nhất là cao ngang ngực người.

    Phần trên cùng của trụ được làm rộng ra như một mặt bàn thờ, có thành phía sau và hai bên.

    Trên bàn thờ sẽ có:

    • Một bát hương

    • Một lọ hoa

    • Một mâm bồng

    Ngoài ra, tại một số địa điểm như đình, đền, chùa – ví dụ chùa Viên Thành ở Đông Anh mà tôi từng tư vấn quy hoạch và phong thủy – thì cây hương còn thờ cả Thổ Công.

    Vì vậy, tùy từng vị trí và công trình cụ thể, chúng ta sẽ có những sắp đặt khác nhau. Bạn nên nhờ sự tư vấn của phong thủy sư chuyên nghiệp để đảm bảo phù hợp.

    Cách thiết kế cây hương ngoài trời

    Những lưu ý khác khi thắp hương tại cây hương ngoài trời:

    Riêng với cây hương ngoài trời, trong bát hương:

    • Không ghi tên ai

    • Không đặt bài vị

    • Có thể khắc hình "Long chầu Nguyệt" trên bát hương

    Việc trang trí hay lễ vật tuy không cần quá cầu kỳ, nhưng cần thể hiện sự thành kính, và giữ gìn sạch sẽ, chỉnh chu.

    Ngoài các yếu tố về vị trí, hướng và thiết kế cây hương, còn có những điểm cần chú ý để thuận cả tâm linh lẫn phong thủy:

    • Nếu cầu bình an cát tường, gia chủ thường lên hương vào ngày Rằm, mùng Một (âm lịch),

    • Khi trong nhà có chuyện không may, cũng thường thắp hương tại cây hương này.

    Về lễ vật:

    • Không cần nhiều

    • Không cần trang hoàng phức tạp

    • Nên tu tâm sao cho phù hợp với điều kiện

    Ban thờ Thiên luôn phải được giữ gìn sạch sẽ, bố trí chỉn chu, thể hiện lòng thành kính.

    Thời điểm tốt để lên hương là khi âm dương giao hòa, vào lúc chạng vạng như:

    • 5–7 giờ sáng, hoặc

    • 5–7 giờ chiều (giờ Dậu)

    Những lưu ý khác khi thắp hương tại cây hương ngoài trời

    Những ảnh hưởng tiêu cực khi thờ bên ngoài

    Việc thờ cúng ngoài trời dẫn đến nhiều bất lợi:

    • Rườm rà, mất thời gian, tốn kém nhiều lễ vật

    • Hiệu quả tâm linh không cao, dễ gây ảnh hưởng ngược

    Bởi vì:

    • Có nhiều loại vong linh khác nhau

    • Nhiều vong linh lang thang, phá phách, nếu không được thờ cúng đúng cách, họ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình

    Có nên phá cây hương không?

    Bạn hỏi: Cây hương đã lập nhưng gia đình vẫn nghèo, có nên phá bỏ?

    → Câu trả lời là: Không thể tự ý phá bỏ cây hương nếu chưa biết rõ cây hương đó thờ ai, lập ra để làm gì.

    Vì sao?

    • Nếu thờ Thần Linh Thổ Địa, bạn phải hỏi ý, làm lễ di dời trang nghiêm.

    • Nếu thờ vong linh không nơi nương tựa, thì giống như “người đang ở nhờ đất nhà mình”, bạn muốn họ đi thì phải “đền bù”, thương lượng”, giống như mua bán nhà vậy.

    • Nếu không biết đang thờ ai, không rõ mục đích, mà tự ý phá bỏ thì có thể phạm lỗi tâm linh, dễ gây ra điều không may.

    Vậy nên làm gì trước khi muốn bỏ hoặc di dời cây hương?

    1. Phải soi căn hoặc nhờ người có chuyên môn (thầy uy tín, trung tâm tâm linh) để xác định cây hương thờ ai, lập ra với mục đích gì.

    2. Nếu đáng thờ:

      • Làm lễ di dời, chuyển về chùa, miếu, hoặc nơi phù hợp.

      • Có thể “thương lượng” bằng cách làm lễ chu đáo, báo với thần linh/vong linh về lý do di chuyển.

    3. Nếu không đáng thờ, chỉ là lập sai hoặc mê tín:

      • Vẫn nên làm lễ xin hóa giải, giải bàn thờ để mọi thứ được thuận hòa, tránh phạm tâm linh.

    4. Tuyệt đối không tự phá bỏ khi chưa rõ mục đích, vì việc “lập thì dễ, nhưng giữ lễ mới khó”.

Sản phẩm liên quan

Dịch vụ đồ thờ uy tín chuyên nghiệp
Sản phẩm đồ thờ sang trọng, đẳng cấp
Thiết kế đồ thờ sáng tạo, dẫn đầu xu hướng
Bạn cần tư vấn? Gọi cho chúng tôi ngay bây giờ!
Hỗ trợ 24/7: 0987152648
Hotline: 0987152648