• Làng Nghề Đồ Thờ, thôn 3, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
Hotline 0987152648
Menu Hotline: 0987152648

Cầu siêu là gì ? Nghi thức Cầu siêu và hiểu đúng về lễ cầu siêu

1

  • Cam kết
    chất lượng
  • Giao hàng
    miễn phí
  • Thanh toán
    tại nhà
  • Cầu siêu cho người thân đã khuất là vấn đề liên quan đến tín ngưỡng và cách cúng lễ trong các gia đình khi có người thân qua đời. Theo như lời giải thích từ đồ thờ Canh Nậu, mục đích của cúng lễ phải được phân biệt rõ giữa việc cầu siêu cho người đã khuất và mời người đến ăn cỗ để "trả nợ miệng" hay chiêu đãi. 

    Cầu siêu là gì?

    Câu siêu hay giải thoát nghĩa là thoát khỏi sự dính mắc, ràng buộc.

    • "Giải" là mở ra – mở những nút thắt của sự dính mắc.

    • "Thoát" là vượt thoát khỏi những trói buộc của tâm.

    Ví dụ: Người mất còn vướng bận việc gì đó thì chưa siêu thoát, chưa thể "thông vong". Cũng giống như người sống, ai cũng mong được giải thoát, nhưng cái gì làm ta chưa giải thoát được?

    • Sự chấp trước, dính mắc:

      • Tình cảm, ái luyến.

      • Tiền tài, vật chất.

      • Danh vọng, địa vị.

    Cầu siêu là một nghi lễ có nguồn gốc từ kinh tạng Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền. Trong kinh Nam truyền, Đức Phật đã dạy tỳ kheo Moggallāna (Mục-kiền-liên) làm việc phước thiện để hồi hướng cho người đã mất.

    1. Mục đích chính của lễ cầu siêu

    Nếu mục đích chính cúng lễ cầu siêu cho người đã mất thì chỉ cần chuẩn bị một mâm cúng đơn giản và mời nhà chùa hoặc các thầy cúng đến làm lễ cầu siêu cho linh hồn người mất. Mời nhiều người về chỉ để ăn cỗ mà không tham gia vào lễ cầu siêu hay nghi thức tôn vinh người đã mất không mang lại giá trị tâm linh và chỉ tạo thêm chi phí không cần thiết.

    2. Chuẩn bị mâm cúng đơn giản

    Đối với lễ cầu siêu, một mâm cúng đơn giản là đủ để thể hiện lòng thành kính đối với người đã khuất. Mâm cúng không cần phải cầu kỳ hay quá lớn mà điều quan trọng là sự thành tâm của người cúng. Cầu siêu cho người thân đã khuất thể hiện sự tôn trọng và nhớ ơn đối với người đã mất giúp linh hồn họ được siêu thoát.

    3. Vai trò của người tham gia trong lễ cầu siêu

    Tuy nhiên, nếu người thân bạn bè đến để cùng tham gia vào lễ cầu siêu, thắp hương, tưởng nhớ và cầu nguyện cho người đã khuất thì có thể mời họ tham gia. Tham gia lễ cầu siêu có ý nghĩa sâu sắc hơn so với mời khách chỉ để ăn cỗ. Người tham gia lễ sẽ có cơ hội thể hiện lòng thành kính và giúp cho lễ cầu siêu thêm phần trang nghiêm.

    4. Cầu siêu hay cúng vong có mâu thuẫn?

    Khi người thân mất, chúng ta cầu siêu để người mất được giải thoát. Nhưng cùng lúc đó, chúng ta lại cúng cơm, cúng vong, gọi người mất về dùng bữa. Như vậy có mâu thuẫn không?

    Câu hỏi đặt ra: Nếu đã cầu cho người mất giải thoát, thì việc gọi họ về ăn cơm có phải là mâu thuẫn?

    Câu trả lời:

    Không mâu thuẫn. Thật ra, hai việc đó khác nhau và đều có lợi ích riêng. Cái chính là ta phải hiểu đúng ý nghĩa và mục đích của từng hành động.

    5. Cầu siêu có phải mê tín không?

    • Nếu chỉ tin có linh hồn về ăn cơm, chưa đủ. Đó là tục đế (giáo lý thế gian).

    • Phải hiểu chân đế – lý nghĩa chân thật.

    Cúng cơm, cúng trà, cầu siêu là tập tục Á Đông, không phải của đạo Phật. Nhưng Phật giáo tiếp nhận văn hóa đó, rồi thổi vào đó ý nghĩa, lời khai thị, làm cho nghi lễ trở nên trọn vẹn.

    Không mê tín nếu hiểu đúng:

    • Thắp nhang không phải để xin Phật phù hộ.

    • Mà để nhắc nhở mình tu Giới – Định – Tuệ.

    • Dâng cơm không phải để người mất ăn, mà để tạo dịp nhắc nhở con cháu nhớ nguồn cội.

    6.  Cầu siêu có thật sự cần thiết?

    Nhiều người có quan niệm “chết là hết”, không cần cầu siêu. Nhưng theo đạo Phật:

    • Làm người là khó, sinh mệnh không dễ có được.

    • Con người chết đi chỉ mất thân xác, nhưng thần thức thì vẫn còn tồn tại, chịu chi phối bởi nghiệp lực.

    Vì vậy:

    • Cầu siêu không chỉ giúp người đã mất, mà còn là nhắc nhở người sống biết trân quý kiếp người.

    • Đây cũng là cách tri ân, tưởng nhớ tổ tiên – một hành động nhân văn sâu sắc.

    7. Có thể tổ chức lễ cầu siêu tại gia không?

    Có thể tổ chức tại chùa hoặc tại nhà. Dù ở đâu, điều quan trọng là:

    • Tâm thành kính của con cháu

    • Tụng kinh, niệm Phật, làm việc thiện, hồi hướng cho người đã khuất

    Người dương gian nhận 6 phần công đức, người âm chỉ nhận 1 phần – nhưng 1 phần ấy cũng vô cùng quý báu.

    Lễ cầu siêu giống như việc hỗ trợ một người đang leo dốc, cần người phía sau đẩy lên. Nhưng quan trọng nhất vẫn là công đức của chính người đã khuất khi còn sống.

    8. Tụng kinh gì khi cầu siêu?

    Một số bài kinh thông dụng:

    • Kinh Địa Tạng

    • Kinh A Di Đà

    • Kinh Thập Thiện, hoặc bất kỳ kinh nào có nội dung hướng thiện

    Sắm lễ đơn giản: hương, hoa, nến, quả – không cần quá nhiều, chỉ cần thành tâm là đủ.

    Không cần tụng dài – chỉ cần trang nghiêm và chân thành thì mới có hiệu quả.

  • Thông tin chi tiết

    Cầu siêu cho người thân đã khuất là vấn đề liên quan đến tín ngưỡng và cách cúng lễ trong các gia đình khi có người thân qua đời. Theo như lời giải thích từ đồ thờ Canh Nậu, mục đích của cúng lễ phải được phân biệt rõ giữa việc cầu siêu cho người đã khuất và mời người đến ăn cỗ để "trả nợ miệng" hay chiêu đãi. 

    Cầu siêu là gì?

    Câu siêu hay giải thoát nghĩa là thoát khỏi sự dính mắc, ràng buộc.

    • "Giải" là mở ra – mở những nút thắt của sự dính mắc.

    • "Thoát" là vượt thoát khỏi những trói buộc của tâm.

    Ví dụ: Người mất còn vướng bận việc gì đó thì chưa siêu thoát, chưa thể "thông vong". Cũng giống như người sống, ai cũng mong được giải thoát, nhưng cái gì làm ta chưa giải thoát được?

    • Sự chấp trước, dính mắc:

      • Tình cảm, ái luyến.

      • Tiền tài, vật chất.

      • Danh vọng, địa vị.

    Cầu siêu là một nghi lễ có nguồn gốc từ kinh tạng Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền. Trong kinh Nam truyền, Đức Phật đã dạy tỳ kheo Moggallāna (Mục-kiền-liên) làm việc phước thiện để hồi hướng cho người đã mất.

    1. Mục đích chính của lễ cầu siêu

    Nếu mục đích chính cúng lễ cầu siêu cho người đã mất thì chỉ cần chuẩn bị một mâm cúng đơn giản và mời nhà chùa hoặc các thầy cúng đến làm lễ cầu siêu cho linh hồn người mất. Mời nhiều người về chỉ để ăn cỗ mà không tham gia vào lễ cầu siêu hay nghi thức tôn vinh người đã mất không mang lại giá trị tâm linh và chỉ tạo thêm chi phí không cần thiết.

    2. Chuẩn bị mâm cúng đơn giản

    Đối với lễ cầu siêu, một mâm cúng đơn giản là đủ để thể hiện lòng thành kính đối với người đã khuất. Mâm cúng không cần phải cầu kỳ hay quá lớn mà điều quan trọng là sự thành tâm của người cúng. Cầu siêu cho người thân đã khuất thể hiện sự tôn trọng và nhớ ơn đối với người đã mất giúp linh hồn họ được siêu thoát.

    3. Vai trò của người tham gia trong lễ cầu siêu

    Tuy nhiên, nếu người thân bạn bè đến để cùng tham gia vào lễ cầu siêu, thắp hương, tưởng nhớ và cầu nguyện cho người đã khuất thì có thể mời họ tham gia. Tham gia lễ cầu siêu có ý nghĩa sâu sắc hơn so với mời khách chỉ để ăn cỗ. Người tham gia lễ sẽ có cơ hội thể hiện lòng thành kính và giúp cho lễ cầu siêu thêm phần trang nghiêm.

    4. Cầu siêu hay cúng vong có mâu thuẫn?

    Khi người thân mất, chúng ta cầu siêu để người mất được giải thoát. Nhưng cùng lúc đó, chúng ta lại cúng cơm, cúng vong, gọi người mất về dùng bữa. Như vậy có mâu thuẫn không?

    Câu hỏi đặt ra: Nếu đã cầu cho người mất giải thoát, thì việc gọi họ về ăn cơm có phải là mâu thuẫn?

    Câu trả lời:

    Không mâu thuẫn. Thật ra, hai việc đó khác nhau và đều có lợi ích riêng. Cái chính là ta phải hiểu đúng ý nghĩa và mục đích của từng hành động.

    5. Cầu siêu có phải mê tín không?

    • Nếu chỉ tin có linh hồn về ăn cơm, chưa đủ. Đó là tục đế (giáo lý thế gian).

    • Phải hiểu chân đế – lý nghĩa chân thật.

    Cúng cơm, cúng trà, cầu siêu là tập tục Á Đông, không phải của đạo Phật. Nhưng Phật giáo tiếp nhận văn hóa đó, rồi thổi vào đó ý nghĩa, lời khai thị, làm cho nghi lễ trở nên trọn vẹn.

    Không mê tín nếu hiểu đúng:

    • Thắp nhang không phải để xin Phật phù hộ.

    • Mà để nhắc nhở mình tu Giới – Định – Tuệ.

    • Dâng cơm không phải để người mất ăn, mà để tạo dịp nhắc nhở con cháu nhớ nguồn cội.

    6.  Cầu siêu có thật sự cần thiết?

    Nhiều người có quan niệm “chết là hết”, không cần cầu siêu. Nhưng theo đạo Phật:

    • Làm người là khó, sinh mệnh không dễ có được.

    • Con người chết đi chỉ mất thân xác, nhưng thần thức thì vẫn còn tồn tại, chịu chi phối bởi nghiệp lực.

    Vì vậy:

    • Cầu siêu không chỉ giúp người đã mất, mà còn là nhắc nhở người sống biết trân quý kiếp người.

    • Đây cũng là cách tri ân, tưởng nhớ tổ tiên – một hành động nhân văn sâu sắc.

    7. Có thể tổ chức lễ cầu siêu tại gia không?

    Có thể tổ chức tại chùa hoặc tại nhà. Dù ở đâu, điều quan trọng là:

    • Tâm thành kính của con cháu

    • Tụng kinh, niệm Phật, làm việc thiện, hồi hướng cho người đã khuất

    Người dương gian nhận 6 phần công đức, người âm chỉ nhận 1 phần – nhưng 1 phần ấy cũng vô cùng quý báu.

    Lễ cầu siêu giống như việc hỗ trợ một người đang leo dốc, cần người phía sau đẩy lên. Nhưng quan trọng nhất vẫn là công đức của chính người đã khuất khi còn sống.

    8. Tụng kinh gì khi cầu siêu?

    Một số bài kinh thông dụng:

    • Kinh Địa Tạng

    • Kinh A Di Đà

    • Kinh Thập Thiện, hoặc bất kỳ kinh nào có nội dung hướng thiện

    Sắm lễ đơn giản: hương, hoa, nến, quả – không cần quá nhiều, chỉ cần thành tâm là đủ.

    Không cần tụng dài – chỉ cần trang nghiêm và chân thành thì mới có hiệu quả.

Sản phẩm liên quan

Dịch vụ đồ thờ uy tín chuyên nghiệp
Sản phẩm đồ thờ sang trọng, đẳng cấp
Thiết kế đồ thờ sáng tạo, dẫn đầu xu hướng
Bạn cần tư vấn? Gọi cho chúng tôi ngay bây giờ!
Hỗ trợ 24/7: 0987152648
Hotline: 0987152648