• Tổng Kho Nội Thất tại: thôn 2, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
Hotline 0987152648
Menu Hotline: 0987152648

Cách bài trí bàn thờ ông địa - Vách ngăn phòng thờ

Cách bài trí bàn thờ ông Địa không phải gia đình nào cúng nắm được. Ngoài bàn thờ gia tiên thì các gia đình thường lập bàn thờ Ông Địa và thờ cúng Ông Địa. Theo quan niệm xưa, Ông Địa là vị thần cai quản đất đai, phù hộ cho con người và vạn vật, được coi là vị thần hộ mệnh của xóm làng.

  • Cam kết
    chất lượng
  • Giao hàng
    miễn phí
  • Thanh toán
    tại nhà
  •  Bàn thờ Ông Địa thường thờ chung với Thần Tài, Thần Tài là vị thẩn cai quản tiền bạc cho gia đình, thờ Thần Tài sẽ mang đến may mắn thuận lợi trong việc kinh doanh buôn bán của gia đình. Bàn thờ Ông Địa - Thần Tài cũng có những quy tắc cần phải tuân theo thì mới mong 2 vị Thần phù hộ cho gia đình. Cũng giống như bàn thờ Tổ tiên, lập bàn thờ Ông Địa thần tài cũng như bài trí bàn thờ không thể xuề xòa, qua loa, phải tuân theo các quan niệm về phong thủy để thần linh thấy được tấm lòng của gia đình. Vậy bài trí bà thờ Ông Địa như thế nào cho đúng, dưới đây là một số lưu ý các gia đình cần phải lưu tâm.

    Cách bài trí bàn thờ ông địa và vách ngăn phòng thờ 1

    Cách bài trí bàn thờ Ông Địa - Vị trí, hướng đặt bàn thờ

    Khi lập bàn thờ, bất kể bàn thờ Phật, bàn thờ Gia tiên hay bàn thờ nào đi chăng nữa thì gia đình cần phải lựa chọn vị trí đặt đầu tiên. Vị trí đặt bàn thờ với các đối tượng thờ cúng khác nhau sẽ khác nhau. Ông Địa là vị thần cai quản đất đai nên bàn thờ Ông Địa - Thần Tài nhất định phải đặt ở dưới đất, không giống như bàn thờ tổ tiên phải có chân bàn thờ cao hay treo trên tường. Vị trí đặt bàn thờ phải đảm bảo bao quát được cả ngôi nhà, nhất là nếu gia đình kinh doanh thì bàn thờ phải có tầm nhìn bao quát được cả cửa hàng, quan sát được khách ra vào. Vị trí tốt nhất nên đặt bàn thờ là ở phía chéo cửa ra vào.

    Hướng đặt bàn thờ theo phong thủy tốt nhất là theo cung Thiên Lộc hoặc Quý Nhân. Cung Thiên Lộc theo hướng Đông Nam, mang lại sự may mắn về tiền bạc, thuận lợi trong thăng tiến. Cung Quý Nhân theo hướng Tây Bắc, nếu đặt bàn thờ theo hướng này sẽ có quý nhân phù trợ, làm ăn phát đạt, gia đình bình an.

    Cách bài trí bàn thờ ông địa và vách ngăn phòng thờ 2

    Cách bài trí bàn thờ Ông Địa - Vị trí trên bàn thờ

    Trong cùng của bàn thờ là bài vị, bền trái là Thần Tài, bên phải là Ông Địa (theo hướng nhìn từ ngoài bàn thờ vào). Ở giữa 2 vị Thần đặt hũ gạo, hũ muối và hũ nước đầy. Bát hương đặt chính giữa bàn thờ, khi vệ sinh lau chùi bàn thờ tránh làm động bát hương, tốt nhất nên cố định vị trí bát hương trên bàn thờ. Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa quả bên tay trái theo nguyên lý 'Đông Bình - Tây Quả". Hoa phải là hoa tươi, nên cắm hoa cúc, hoa đồng tiền hay hoa hồng, không dùng hoa quả giả và để hoa quả trên bàn thờ bị héo. Ngoài ra trên bàn thờ còn có Ông Cóc và 5 chén nước. 5 chén nước xếp thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa thổ), và tượng trưng cho ngũ phương. Từ ngoài nhìn vào Ông Cóc đặt ở phía trái, sáng quay ông Cóc ra, tối quay ông Cóc vào. Theo quan niệm này, sáng quay ông Cóc ra để đi kiếm tiền, chiều quay vào nhà để nhả tiền cho gia chủ.

    Cách bài trí bàn thờ ông địa và vách ngăn phòng thờ 3

    Cách bài trí bàn thờ Ông Địa - Những điều lưu ý

    - Phải vệ sinh đồ thờ trước khi thờ cúng: Đồ thờ cúng kể cả mới mua hay đang sử dụng, có thể được cất kỹ trong rương tủ tuy nhiên khi mang ra thờ cúng nhất quyết phải vệ sinh sạch sẽ, việc này mang ý nghĩa gột rửa những ám khí, điều xấu bám trên đồ thờ khi mới mua hay để lâu. Vệ sinh đồ thờ có thể nấu nước gừng, nước lá thơm, vệ sinh bằng khăn sạch và nước sạch. Đồ dùng vệ sinh bàn thờ không được phép dùng chung, phải dùng riêng.

    - Tránh đặt bàn thờ tại những vị trí không sạch sẽ: Bàn thờ Ông Địa được đặt dưới đất, tuy nhiên vị trí đặt để cần được quét dọn sạch sẽ trước khi đặt bàn thờ cũng như phải thường xuyên vệ sinh xung quanh. Trên bàn thờ tuyệt đối không được đặt các vật dụng không cần thiết. 

    - Lư hương không có gói thất bảo: Gói thất bảo là gói châu báu vàng bạc, gói lộc của chùa. Thất bảo được để dưới đáy của lư hương, sau đó đổ cát bao phù toàn bộ gói thất bảo, như vậy tiền của tài lộc của gia đình sẽ được giữ trọn vẹn, không lo mất mát.

    Cách bài trí bàn thờ ông địa và vách ngăn phòng thờ 4

    Cách bài trí bàn thờ Ông Địa - Những điều lưu ý 2

    cách sắp xếp đồ thờ thần tài

    - Không có bài vị chữ nho bằng gương trên bàn thờ: Cần đặt bài vị chữ nho bằng gương ở phái sau tượng trên bàn thờ.

    - Chọn sai hướng đặt bàn thờ: Chọn sai hướng sẽ không những 2 vị thần không thể cai quản đất đai tiền bạc cho gia đình mà còn khiến cho gia đình hao tổn tiền tài, khuynh gia bại sản.

    - Thay gạo, muối, nước trên bàn thờ tùy tiện: Như trên đã nói trên bàn thờ Ông Địa - Thần Tài có 3 hũ gạo, muối, nước đặt giữa tượng 2 vị thần. 3 hũ này được đặt khi lập bàn thờ, hũ nước vơi có thể rót thêm vào nhưng tuyệt đối không được tùy tiện thay gạo, nước, muối trên bàn thờ, phải đợi đến ngày cuối năm và phải sắm lễ.

    - Làm động bát hương: Bàn thờ Ông Địa Thần Tài hay bất kỳ bàn thờ nào cũng rất kiêng kỵ việc bị động bát hương, khi lau chùi cần chú ý không làm xê dịch bát hương, bát hương bị xê dịch sẽ làm xáo trộn tài chính, mất ổn định kinh tế trong gia đình. Nên cố định bát hương bằng keo.

    - Hóa vàng chân hương: Chân hương trong bát hương không được phép tùy tiện đem hóa, đem đốt, chỉ hóa vào ngày 23 tháng chạp.

    Trên đây là toàn bộ cách bài trí bàn thờ Ông Địa cũng như những lưu ý, sai lầm mà các gia đình thường gặp phải khi lập bàn thờ cũng như trong quá trình thờ cúng. Việc bài trí bàn thờ đúng cách sẽ thể hiện tấm lòng thành tâm của gia chủ, gia đình sẽ được các ngài phù hộ, ban cho nhiều may mắn, thuận lợi. Mong rằng những nội dung này đã giải đáp được phần nào thắc mắc của nhiều gia đình mong muốn lập bàn thờ Ông Địa trong nhà.

     

  • Thông tin chi tiết

     Bàn thờ Ông Địa thường thờ chung với Thần Tài, Thần Tài là vị thẩn cai quản tiền bạc cho gia đình, thờ Thần Tài sẽ mang đến may mắn thuận lợi trong việc kinh doanh buôn bán của gia đình. Bàn thờ Ông Địa - Thần Tài cũng có những quy tắc cần phải tuân theo thì mới mong 2 vị Thần phù hộ cho gia đình. Cũng giống như bàn thờ Tổ tiên, lập bàn thờ Ông Địa thần tài cũng như bài trí bàn thờ không thể xuề xòa, qua loa, phải tuân theo các quan niệm về phong thủy để thần linh thấy được tấm lòng của gia đình. Vậy bài trí bà thờ Ông Địa như thế nào cho đúng, dưới đây là một số lưu ý các gia đình cần phải lưu tâm.

    Cách bài trí bàn thờ ông địa và vách ngăn phòng thờ 1

    Cách bài trí bàn thờ Ông Địa - Vị trí, hướng đặt bàn thờ

    Khi lập bàn thờ, bất kể bàn thờ Phật, bàn thờ Gia tiên hay bàn thờ nào đi chăng nữa thì gia đình cần phải lựa chọn vị trí đặt đầu tiên. Vị trí đặt bàn thờ với các đối tượng thờ cúng khác nhau sẽ khác nhau. Ông Địa là vị thần cai quản đất đai nên bàn thờ Ông Địa - Thần Tài nhất định phải đặt ở dưới đất, không giống như bàn thờ tổ tiên phải có chân bàn thờ cao hay treo trên tường. Vị trí đặt bàn thờ phải đảm bảo bao quát được cả ngôi nhà, nhất là nếu gia đình kinh doanh thì bàn thờ phải có tầm nhìn bao quát được cả cửa hàng, quan sát được khách ra vào. Vị trí tốt nhất nên đặt bàn thờ là ở phía chéo cửa ra vào.

    Hướng đặt bàn thờ theo phong thủy tốt nhất là theo cung Thiên Lộc hoặc Quý Nhân. Cung Thiên Lộc theo hướng Đông Nam, mang lại sự may mắn về tiền bạc, thuận lợi trong thăng tiến. Cung Quý Nhân theo hướng Tây Bắc, nếu đặt bàn thờ theo hướng này sẽ có quý nhân phù trợ, làm ăn phát đạt, gia đình bình an.

    Cách bài trí bàn thờ ông địa và vách ngăn phòng thờ 2

    Cách bài trí bàn thờ Ông Địa - Vị trí trên bàn thờ

    Trong cùng của bàn thờ là bài vị, bền trái là Thần Tài, bên phải là Ông Địa (theo hướng nhìn từ ngoài bàn thờ vào). Ở giữa 2 vị Thần đặt hũ gạo, hũ muối và hũ nước đầy. Bát hương đặt chính giữa bàn thờ, khi vệ sinh lau chùi bàn thờ tránh làm động bát hương, tốt nhất nên cố định vị trí bát hương trên bàn thờ. Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa quả bên tay trái theo nguyên lý 'Đông Bình - Tây Quả". Hoa phải là hoa tươi, nên cắm hoa cúc, hoa đồng tiền hay hoa hồng, không dùng hoa quả giả và để hoa quả trên bàn thờ bị héo. Ngoài ra trên bàn thờ còn có Ông Cóc và 5 chén nước. 5 chén nước xếp thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa thổ), và tượng trưng cho ngũ phương. Từ ngoài nhìn vào Ông Cóc đặt ở phía trái, sáng quay ông Cóc ra, tối quay ông Cóc vào. Theo quan niệm này, sáng quay ông Cóc ra để đi kiếm tiền, chiều quay vào nhà để nhả tiền cho gia chủ.

    Cách bài trí bàn thờ ông địa và vách ngăn phòng thờ 3

    Cách bài trí bàn thờ Ông Địa - Những điều lưu ý

    - Phải vệ sinh đồ thờ trước khi thờ cúng: Đồ thờ cúng kể cả mới mua hay đang sử dụng, có thể được cất kỹ trong rương tủ tuy nhiên khi mang ra thờ cúng nhất quyết phải vệ sinh sạch sẽ, việc này mang ý nghĩa gột rửa những ám khí, điều xấu bám trên đồ thờ khi mới mua hay để lâu. Vệ sinh đồ thờ có thể nấu nước gừng, nước lá thơm, vệ sinh bằng khăn sạch và nước sạch. Đồ dùng vệ sinh bàn thờ không được phép dùng chung, phải dùng riêng.

    - Tránh đặt bàn thờ tại những vị trí không sạch sẽ: Bàn thờ Ông Địa được đặt dưới đất, tuy nhiên vị trí đặt để cần được quét dọn sạch sẽ trước khi đặt bàn thờ cũng như phải thường xuyên vệ sinh xung quanh. Trên bàn thờ tuyệt đối không được đặt các vật dụng không cần thiết. 

    - Lư hương không có gói thất bảo: Gói thất bảo là gói châu báu vàng bạc, gói lộc của chùa. Thất bảo được để dưới đáy của lư hương, sau đó đổ cát bao phù toàn bộ gói thất bảo, như vậy tiền của tài lộc của gia đình sẽ được giữ trọn vẹn, không lo mất mát.

    Cách bài trí bàn thờ ông địa và vách ngăn phòng thờ 4

    Cách bài trí bàn thờ Ông Địa - Những điều lưu ý 2

    cách sắp xếp đồ thờ thần tài

    - Không có bài vị chữ nho bằng gương trên bàn thờ: Cần đặt bài vị chữ nho bằng gương ở phái sau tượng trên bàn thờ.

    - Chọn sai hướng đặt bàn thờ: Chọn sai hướng sẽ không những 2 vị thần không thể cai quản đất đai tiền bạc cho gia đình mà còn khiến cho gia đình hao tổn tiền tài, khuynh gia bại sản.

    - Thay gạo, muối, nước trên bàn thờ tùy tiện: Như trên đã nói trên bàn thờ Ông Địa - Thần Tài có 3 hũ gạo, muối, nước đặt giữa tượng 2 vị thần. 3 hũ này được đặt khi lập bàn thờ, hũ nước vơi có thể rót thêm vào nhưng tuyệt đối không được tùy tiện thay gạo, nước, muối trên bàn thờ, phải đợi đến ngày cuối năm và phải sắm lễ.

    - Làm động bát hương: Bàn thờ Ông Địa Thần Tài hay bất kỳ bàn thờ nào cũng rất kiêng kỵ việc bị động bát hương, khi lau chùi cần chú ý không làm xê dịch bát hương, bát hương bị xê dịch sẽ làm xáo trộn tài chính, mất ổn định kinh tế trong gia đình. Nên cố định bát hương bằng keo.

    - Hóa vàng chân hương: Chân hương trong bát hương không được phép tùy tiện đem hóa, đem đốt, chỉ hóa vào ngày 23 tháng chạp.

    Trên đây là toàn bộ cách bài trí bàn thờ Ông Địa cũng như những lưu ý, sai lầm mà các gia đình thường gặp phải khi lập bàn thờ cũng như trong quá trình thờ cúng. Việc bài trí bàn thờ đúng cách sẽ thể hiện tấm lòng thành tâm của gia chủ, gia đình sẽ được các ngài phù hộ, ban cho nhiều may mắn, thuận lợi. Mong rằng những nội dung này đã giải đáp được phần nào thắc mắc của nhiều gia đình mong muốn lập bàn thờ Ông Địa trong nhà.

     

Sản phẩm liên quan

Dịch vụ uy tín chuyên nghiệp
Sản phẩm đa dạng, sang trọng, đẳng cấp
Thiết kế sáng tạo, dẫn đầu xu hướng
Bạn cần tư vấn? Gọi cho chúng tôi ngay bây giờ!
Hỗ trợ 24/7: 0987152648
Hotline: 0987152648