Phòng thờ là không gian linh thiêng nhất trong mỗi ngôi nhà, thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với tổ tiên và các đấng linh thiêng. Trước đây, Đồ thờ Canh Nậu đã từng đề cập đến chủ đề này, nhưng hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn. Việc bố trí, sắp xếp và giữ gìn phòng thờ không chỉ là truyền thống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vận may, sức khỏe và sự bình an của cả gia đình.
Vai trò của phòng thờ trong phong thủy
Trong phong thủy, phòng thờ được ví như bộ não của ngôi nhà. Nếu trong nhà không có không gian thờ cúng, thì cần đặc biệt quan tâm đến các điểm “hỏa” như bếp, lò sưởi (giống trong văn hóa phương Tây). Tuy nhiên, thờ cúng lại mang tính thiện hỏa – tức là lửa lành, nên cần được đặt ở những vị trí cao quý và tôn nghiêm nhất trong ngôi nhà.
Vị trí đặt phòng thờ trong ngôi nhà
Phòng thờ thường được gia chủ đặt ở tầng trên cùng. Và không gian phòng thờ được đặt là trên tầng cao nhất của khu nhà, và đây cũng là điều mà có lẽ nhiều gia chủ lựa chọn: thường mình hay đặt không gian phòng thờ ở trên cao nhất. Thì điều này chắc cũng không còn xa lạ nữa. Đây là lựa chọn phổ biến và được xem là đúng chuẩn phong thủy.
Tuy nhiên, khi đặt phòng thờ ở tầng cao nhất, cần lưu ý một loạt các hệ thống phía dưới:
Ví dụ như: giường ngủ, bếp lửa, rồi thì các không gian hoạt động ở phía dưới. Tuyệt đối là phải có sự liên kết hợp lý đối với không gian của chúng ta kê bàn thờ. Vì nhiều người hay nghĩ rằng bàn thờ ở phía trên thì ở dưới là gì chả được.
-
Không để bàn thờ nằm trên giường ngủ, dù là phòng vợ chồng hay trẻ nhỏ.
-
Không để bàn thờ đè lên bếp nấu ở tầng dưới.
-
Không để bàn thờ đè lên bàn làm việc.
Lưu ý: Không phải cả căn phòng thờ gây ảnh hưởng, mà chính vị trí kê bàn thờ mới là yếu tố then chốt. Nếu đảm bảo cả 3 điều đó, phòng thờ dù ở tầng trên vẫn rất hợp phong thủy và không gây ảnh hưởng cho gia đình.
Tư vấn bài trí trên mặt bàn thờ
Cách bài trí trên bàn thờ, thì đồ thờ Canh Nậu có tư vấn cho gia đình các vấn đề như ?
Một số chi tiết bài trí bàn thờ quan trọng:
-
Phù trấn trạch đặt bên phải bàn thờ, trong đó có biểu tượng hổ phù giúp trấn an và bảo vệ không gian. Tức là đối với bàn thờ, cái phù trấn trạch đang nằm ở phía bên tay phải của bàn thờ. Trong phù trấn trạch có biểu tượng hổ phù rất chính xác.
-
Đĩa Ngũ Phúc treo tại cửa phòng thờ mang ý nghĩa chúc phúc và thịnh vượng.
-
Luồng khí vào phòng thờ cần được cân bằng: nếu cửa ban công và phòng thờ nằm trên cùng một đường, sẽ tạo luồng gió mạnh.
-
Treo quả cầu thủy tinh (đường kính ≥ 6 cm) để cân bằng khí.
-
Nếu không treo quả cầu thì nên mở cửa phòng thờ hé nhẹ, tránh mở to gây xộc khí.
-
Vị trí cửa và ánh sáng trong phòng thờ
Bài trí cửa đối diện bàn thờ
Cửa đối diện bàn thờ không nên mở rộng, chỉ mở hé để hạn chế luồng khí mạnh xông thẳng vào bàn thờ. Trường hợp ánh sáng từ cửa quá mạnh, cần lắp rèm che kín đến sát mặt sàn, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào bàn thờ.
Bài trí cửa sổ phòng thờ
Mỗi phòng thờ cần có cửa chính và cửa sổ để đảm bảo thông thoáng. Nếu có cửa ban công thì càng tốt vì đó là "miệng ngôi nhà", còn cửa sổ là "đôi mắt". Nếu có điều kiện nữa là có cửa ra sân ban công thì càng tuyệt vời. Dù cái cửa đấy không dùng thì cũng vẫn phải có hình tượng cửa như thế. Vì cửa được coi là miệng, còn cửa sổ là mắt. Ban ngày cần kéo rèm để che bớt ánh sáng mạnh, tránh làm không gian quá sáng và mất tĩnh. Tuy nhiên, ban ngày ánh sáng Dương quá lớn, nên phải thường xuyên kéo rèm lại, như là mắt nhắm lại một chút. Nghĩa là hệ thống cửa ổn rồi, nhưng sáng quá thì ta phải kéo lại hết vào ban ngày. Không nên để sáng bừng như thế này.
Chi tiết cách bày trí trên mặt bàn thờ
Bài trí 3 hũ thờ (Tam tài: Thiên – Địa – Nhân) trên mặt bàn thờ
Trong quan niệm phong thủy, chỉ có ba cái hũ mới đại diện cho Tam tài: Thiên – Địa – Nhân. Còn các chén nước thì không đủ khả năng đại diện cho tam tài, nên luôn luôn phải ngăn thêm chén nước. Ở đây sẽ bổ sung thêm hai chén nước nữa.
Ba cái hũ tượng trưng cho Tam Tài, thì nhớ từ trái qua phải (đối với người thắp hương):
Sắp xếp từ trái qua phải:
- Hũ thứ nhất: đựng tiền
- Hũ giữa: đựng gạo
- Hũ cuối: đựng muối
Bài trí chén nước trên mặt bàn thờ
Thêm 2 chén để đủ 5, tượng trưng cho Ngũ phương, long mạch, linh thần, Ngũ Phúc, gia thần.
Cần đủ 5 chén nước (thay vì 3) để tượng trưng cho:
- Ngũ phương,
- Long mạch,
- Linh thần,
- Ngũ Phúc,
- Gia thần.
Bài trí trụ cắm hương vòng trên mặt bàn thờ
Không dùng trụ kim loại, chỉ dùng loại gỗ sơn son để giữ tĩnh và trang trọng. Về việc thắp hương phòng, nếu cắm trụ hương vòng, thì lưu ý: trụ cắm hương tuyệt đối không làm bằng kim loại, mà phải làm bằng gỗ có sơn son.
Bài trí Mỏ hạc trên mặt bàn thờ
Mõ hạc không nên hướng thẳng vào bát hương hoặc thiên cẩu (vị trí trong bàn thờ). Gia đình cần lưu ý không để mõ hạc “mổ” (hướng mũi) thẳng vào bát hương hoặc thiên cẩu để tránh ảnh hưởng xấu. Nên đặt mõ hạc hơi hướng ra phía sau để tạo sự ổn định và giúp trấn trạch (bảo vệ, giữ yên bình cho ngôi nhà).
Bài trí Ảnh thờ trên mặt bàn thờ
Nếu có ảnh người đã mất, không đóng đinh treo trực tiếp lên tường. Ảnh phải đặt trên giá riêng, không được treo cao hơn thần linh giữ đúng mức kính trọng. Gia đình không treo ảnh, không đóng đinh lên tường thờ của người đã khuất là rất chuẩn. Vì nếu treo cao thì cao hơn cả thần linh, cao hơn cả các vị gia thần nhớ là phải để trên giá như gia đình làm là chuẩn.
Nguyên tắc sắp xếp lễ vật trên mặt bàn thờ
Đồ chay đặt trên, đồ mặn để dưới
Chỉ đặt đồ chay, trái cây, hoa, bánh chay – những thứ sạch sẽ, tinh khiết. Trên bàn thờ chỉ để đồ chay, hoa quả, bánh trái – những thứ thanh sạch. Chỉ có đồ thanh sạch, đồ chay, hoa quả toàn phẩm mới được để phía trên. Gia chủ sẽ lưu ý, ví dụ: giò hay xôi ngày mùng 1, ngày rằm, thì để dưới.
Đồ mặn (như thịt, xôi...) phải để trên bàn phía dưới, không được đặt lên mặt bàn thờ chính. Hỏa ở nơi thờ cúng là thiện hỏa, linh hoạt, cho nên phải có sự phân cấp trong quá trình bày các đồ lễ. Tức là trên mặt ban thờ phải hạn chế tối đa đồ mặn. Bao giờ cũng sẽ có một cái bàn phía dưới để bày đồ mặn. Ngày xưa thì có ngăn kéo, giờ thì người ta làm hẳn cái bài phía dưới, chứ không được để đồ mặn lên trên.
Tiếp hương khi cúng lễ
Khi đã dâng lễ, phải có người tiếp hương để "các cụ không ngượng ngùng". Tức là không để đồ cúng rồi bỏ không, không chăm sóc, mà cần sự hiện diện và thành tâm từ người trong gia đình.
Hướng nhìn của bàn thờ và những lưu ý đặc biệt
Bàn thờ nhà này hướng Đông là hướng đẹp trong phong thủy. Nếu muốn đặt bàn thờ nhìn ra trước nhà, cần tránh: Nhà vệ sinh, sân phơi, bể nước, bình năng lượng mặt trời phía trước hoặc phơi đồ trước mặt bàn thờ, nên đặt lệch sang bên. Nhiều nhà do phòng thờ ở bên trong, nhưng bàn thờ lại nhìn về phía trước thì phơi đồ phải lệch khỏi mặt bàn thờ.
Tổng kết
Không gian phòng thờ là nơi rất linh thiêng, ảnh hưởng trực tiếp đến vận khí của gia đình. Thông qua chương trình hôm nay, quý vị khán giả đã hiểu hơn các nguyên tắc trong việc bài trí phòng thờ theo đúng phong thủy. Hy vọng gia chủ cũng sẽ tiếp nhận thêm những tư vấn của chuyên gia để hoàn thiện không gian thờ cúng của gia đình một cách trọn vẹn và tâm linh nhất