• Làng Nghề Đồ Thờ, thôn 3, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
Hotline 0987152648
Menu Hotline: 0987152648

Phong thủy và cách bài trí bàn thờ gia tiên trong nhà

1

  • Cam kết
    chất lượng
  • Giao hàng
    miễn phí
  • Thanh toán
    tại nhà
  •  

    Cách bố trí vật phẩm quan trọng trên bàn thờ gia tiên

    Các bạn thân mến, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, trong đó bàn thờ gia tiên là thứ không thể thiếu được trong ngôi nhà của gia đình người Việt. Đó là nơi con cháu thờ cúng thần linh, tổ tiên, ông bà, cha mẹ — những người đã khuất — để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng. 

    Mỗi khi tưởng nhớ thành kính, thắp một nén hương lên bàn thờ, con cháu đang gửi gắm những nguyện cầu và cõi tâm linh cũng là lúc sợi dây vô hình giữa cõi tâm linh và cõi dương gian được thiết lập. Bàn thờ gia tiên là yếu tố quan trọng cần thiết trong mỗi gia đình.

    tạo không gian bàn thờ

    Thế nhưng bàn thờ gồm những gì và cách bài trí bàn thờ gia tiên như thế nào cho đúng không phải là điều mà ai cũng nắm rõ. Mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp. 

    1. Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên

    Trước khi giải đáp bàn thờ gia tiên gồm những gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của bàn thờ gia tiên đối với tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. 

    Từ lâu, người Việt ta luôn quan niệm rằng: “Tứ thời xuân tại, thủ bách hạnh hiếu vi tiên.” Tức là trong trời đất có bốn mùa, mùa xuân là mùa đầu tiên, con người có trăm hạnh, nhưng hiếu hạnh phải được đặt lên hàng đầu. Đến nay, quan niệm này đã tồn tại hàng ngàn năm và trở thành thước đo chuẩn mực đạo đức của con người. Hiếu lễ trước hết và được thể hiện trong cách quan tâm, phụng dưỡng đấng sinh thành lúc tại thế, sau đó là cách thờ phụng nghiêm cẩn khi cha mẹ quy tiên.  

    Bởi lẽ sự tưởng như sự sinh, sự vong như sự tồn, chết mà vẫn sống, mắt mà vẫn còn đã ăn sâu trong tiềm thức của người Việt, dần trở thành phong tục đẹp thể hiện lòng thành kính, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đối với các bậc sinh thành. Chính vì thế mà bàn thờ gia tiên trở thành sợi dây kết nối giữa hai thế giới vô hình và hữu hình, đồng thời là nơi gửi trọn tâm niệm, từng bước của những người ở lại đối với đấng bề trên. 

    2. Bàn thờ gia tiên gồm những gì?

    Đời sống càng hiện đại, con người càng chú trọng đầu tư tâm huyết và tiền bạc cho nơi thờ phụng. Do đó, bàn thờ gia tiên gồm những gì và cách sắp xếp bàn thờ đẹp càng phải được thực hiện một cách cẩn thận, chu đáo. Mỗi vùng, mỗi địa phương lại có cách bài trí, sắp xếp bàn thờ gia tiên khác nhau.

    Tuy nhiên nhìn chung, các vật phẩm thờ cúng cơ bản không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình bao gồm:  

    Bát hương (Bát nhang)

    Bát hương hay bát nhang là đáp án đầu tiên cho câu hỏi bàn thờ gia tiên gồm những gì. Đây là vật phẩm thờ cúng linh thiêng quan trọng nhất, được ví như nơi kết nối giữa hai thế giới vô hình và hữu hình. Vào ngày mùng 1, hôm rằm, những ngày lễ, Tết, cúng giỗ quan trọng, gia đình chuẩn bị mâm lễ cúng, thắp nén nhang để mời Thần Linh, ông bà gia tiên về hưởng lộc.  Việc đặt cũng như bài trí bát hương thay đổi liên tục từ Bắc vào Nam tùy theo phong tục vùng miền của mỗi nơi, tuy nhiên vẫn có một số quy tắc nhất định trong việc đặt bát hương, cụ thể như sau: 

    • Bát hương ở giữa to nhất, cao nhất là thờ các quan thần linh: Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch, Táo Quân — thần linh chủ đất, ngũ phương ngũ thổ. Họ là những bậc thần tối cao được người đời tôn kính nhất, ngự tại mảnh đất nơi mỗi gia đình sinh sống. 

    • Bát hương bên phải thờ tổ tiên thắp một nén, phía bên trái thờ bà cô tổ hay bà cô ông mãnh, huyền cô, huyền cậu thắp một nén.  

    • Bát hương bên trái theo hướng nhìn từ ngoài vào bàn thờ là bát hương thờ bà cô tổ hay bà cô ông mãnh, huyền cô, huyền cậu của gia chủ.  

    Khi thắp hương, ta sẽ lần lượt thắp theo thứ tự sau: bát hương ở giữa thờ thần linh thất trước, thông thường sẽ thắp 3 nén hương vào những ngày bình thường hoặc ngày tuần rằm, và thắp 5 nén hương vào những ngày lễ lớn, đặc biệt quan trọng trong năm như cúng ông Công ông Táo, cúng giao thừa, tạ đất.  Ban thờ ba bát hương tượng trưng cho 3 yếu tố chính là Phúc, Lộc, Thọ với ý nghĩa lần lượt như sau:  

    • Phúc: thờ quan thần linh cho ta chữ Phúc, ý nghĩa câu thần linh ban cho an lành, may mắn, thịnh vượng.
    • Lộc: bà cô ông mãnh, những người chết trẻ trong gia đình cho Lộc, ý nghĩa cầu cho gia chủ gặp nhiều may mắn và tài lộc trong công việc và cuộc sống.
    • Thọ: thờ tổ tiên, ông bà cho ta chữ Thọ, ý nghĩa cầu mong ông bà phù hộ cho gia đình sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi. Ngoài ý nghĩa cầu mong thì bát hương này cũng mang ý nghĩa tưởng nhớ về cội nguồn của gia đình.

    Lưu ý khi thắp hương và thờ cúng

    Ngai thờ

    Ngai thờ được đặt ngay chính giữa bàn thờ và sát tường. Đây là nơi để thờ thần linh, là yếu tố quan trọng trong việc bài trí bàn thờ gia tiên.

    Di ảnh thờ

    Nếu có người thân đã qua đời, di ảnh của họ cần được đặt trên bàn thờ. Di ảnh có thể treo trên tường hoặc đặt trong khung ảnh, theo quy tắc "Nam tả, Nữ hữu" (ảnh ông bên trái, bà bên phải).

    Đỉnh đồng

    Đỉnh đồng được đặt ngay trước ngai thờ, là nơi giữ lửa và giúp cho hương khói được tỏa ra.

    Đôi hạc

    Đôi hạc tượng trưng cho sự trường thọ, mang lại may mắn và bình an cho gia đình. Đôi hạc được đặt đối xứng hai bên bàn thờ.

    Lọ lục bình

    Lọ lục bình sứ được đặt bên trái bàn thờ, dùng để cắm hoa tươi hoặc hoa sen. Hoa sen, đặc biệt là hoa sen đúc bằng đồng, thường được sử dụng trong các gia đình có truyền thống thờ cúng.

    Đèn dầu hoặc chân đèn

    Đèn dầu hoặc nến cần được thắp khi cúng bái, thể hiện sự trang nghiêm và mong muốn sự bảo hộ của tổ tiên.

    Mâm bồng

    Mâm bồng dùng để đựng 5 loại hoa quả, mỗi loại quả có một ý nghĩa riêng. Mâm bồng là vật phẩm thờ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên, giúp dâng lễ vật lên thần linh.

    Trễ 7

    Trễ 7 là các hũ đựng gạo, vàng, bạc tượng trưng cho sự thịnh vượng, tài lộc, phú quý. Đây là phong thủy giúp gia đình gặp may mắn và tài lộc.

    Ngai chén thờ

    Ngai chén thờ dùng để đựng nước hoặc rượu. Các chén này thường có hoa văn đặc biệt, tượng trưng cho sự trường thọ, phú quý và vĩnh cửu. Thông thường, cách bày bàn thờ gia tiên ngay chén thờ với số chén là lẻ chứ không dùng chẵn. Ngai chén thờ dùng để đựng chén nước và rượu hoặc một trong hai thứ đó. Khi thờ cúng cần quay mặt nguyệt trên chén thờ ra phía ngoài.

    Ngoài ra trên bàn thờ có thể bày thêm hũ nước ngậm rượu, bộ bát cơm thờ với ý nghĩa mong muốn gia chủ có của ăn của để, tượng trưng cho sự đầy đủ, sung túc, ấm no và viên mãn. Tùy từng mỗi vùng, mỗi gia đình cũng như kinh tế mỗi gia chủ khác nhau, thì việc lựa chọn vật thờ có thể bằng những chất liệu hoặc giá cả khác nhau. Trước đây gia đình Việt thường đặt cố định bàn thờ tại trung cung, tức là vị trí trung tâm của ngôi nhà. Thông thường khi khách đặt chân vào từ cửa chính là có thể thấy ngay bàn thờ gia tiên tại phòng khách. Đây là cách bày bàn thờ gia tiên quen thuộc, phù hợp nhiều không gian kiến trúc xưa.

    3. Cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy

    Hiện nay, với những gia đình có không gian thờ cúng rộng rãi, bàn thờ gia tiên có thể đặt tại một phòng thờ riêng. Tuy nhiên với những gia đình có diện tích nhỏ hẹp, bàn thờ sẽ được đặt ở phòng khách vì đây là nơi trang nghiêm, thoáng đãng nhất trong ngôi nhà. Phía sau bàn thờ phải là một bức tường vững chãi, không được dựa vào cửa sổ hoặc cửa kính. Để bày trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy, gia chủ cần lưu ý những điều sau:

    • Không được đặt bàn thờ ngược hướng với hướng nhà, vì theo quan niệm phong thủy, điều này khiến cho gia đình thường xuyên bất hòa. Vì thế cần đặt lại vị trí bàn thờ để loại bỏ không khí xấu.
    • Không đặt bàn thờ gần phòng vệ sinh hoặc bếp. Đặt bàn thờ ở vị trí này sẽ phạm phải tội bất kính, không tôn trọng thần linh, tổ tiên, điều này dễ khiến cho vận thế của gia đình không ổn định, thậm chí là giảm sút.
    • Không được đặt bàn thờ dưới xà ngang. Nhiều chuyên gia phong thủy cho rằng xà ngang là nơi sản sinh ra hung khí, do đó nếu đặt bàn thờ dưới xà ngang có thể khiến cho các thành viên trong gia đình bị đau đầu, suy nhược, nặng hơn thì ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.
    • Không đặt bàn thờ ngay cửa ra vào, đây là nơi gió thổi dễ làm động bát hương. Bên cạnh đó còn đón nhận nhiều sát khí từ ngoài vào.

    4. Kết luận

    Bàn thờ gia tiên không chỉ là nơi thể hiện lòng kính trọng đối với tổ tiên mà còn là một phần quan trọng trong phong thủy và văn hóa gia đình. Việc bài trí bàn thờ sao cho đúng, đầy đủ và hợp phong thủy là rất quan trọng, giúp tạo nên không gian thờ cúng trang nghiêm và thu hút sự bình an, tài lộc cho gia đình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vật phẩm thờ cúng cần có trên bàn thờ gia tiên và cách bài trí sao cho hợp lý, chuẩn phong thủy.

  • Thông tin chi tiết

     

    Cách bố trí vật phẩm quan trọng trên bàn thờ gia tiên

    Các bạn thân mến, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, trong đó bàn thờ gia tiên là thứ không thể thiếu được trong ngôi nhà của gia đình người Việt. Đó là nơi con cháu thờ cúng thần linh, tổ tiên, ông bà, cha mẹ — những người đã khuất — để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng. 

    Mỗi khi tưởng nhớ thành kính, thắp một nén hương lên bàn thờ, con cháu đang gửi gắm những nguyện cầu và cõi tâm linh cũng là lúc sợi dây vô hình giữa cõi tâm linh và cõi dương gian được thiết lập. Bàn thờ gia tiên là yếu tố quan trọng cần thiết trong mỗi gia đình.

    tạo không gian bàn thờ

    Thế nhưng bàn thờ gồm những gì và cách bài trí bàn thờ gia tiên như thế nào cho đúng không phải là điều mà ai cũng nắm rõ. Mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp. 

    1. Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên

    Trước khi giải đáp bàn thờ gia tiên gồm những gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của bàn thờ gia tiên đối với tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. 

    Từ lâu, người Việt ta luôn quan niệm rằng: “Tứ thời xuân tại, thủ bách hạnh hiếu vi tiên.” Tức là trong trời đất có bốn mùa, mùa xuân là mùa đầu tiên, con người có trăm hạnh, nhưng hiếu hạnh phải được đặt lên hàng đầu. Đến nay, quan niệm này đã tồn tại hàng ngàn năm và trở thành thước đo chuẩn mực đạo đức của con người. Hiếu lễ trước hết và được thể hiện trong cách quan tâm, phụng dưỡng đấng sinh thành lúc tại thế, sau đó là cách thờ phụng nghiêm cẩn khi cha mẹ quy tiên.  

    Bởi lẽ sự tưởng như sự sinh, sự vong như sự tồn, chết mà vẫn sống, mắt mà vẫn còn đã ăn sâu trong tiềm thức của người Việt, dần trở thành phong tục đẹp thể hiện lòng thành kính, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đối với các bậc sinh thành. Chính vì thế mà bàn thờ gia tiên trở thành sợi dây kết nối giữa hai thế giới vô hình và hữu hình, đồng thời là nơi gửi trọn tâm niệm, từng bước của những người ở lại đối với đấng bề trên. 

    2. Bàn thờ gia tiên gồm những gì?

    Đời sống càng hiện đại, con người càng chú trọng đầu tư tâm huyết và tiền bạc cho nơi thờ phụng. Do đó, bàn thờ gia tiên gồm những gì và cách sắp xếp bàn thờ đẹp càng phải được thực hiện một cách cẩn thận, chu đáo. Mỗi vùng, mỗi địa phương lại có cách bài trí, sắp xếp bàn thờ gia tiên khác nhau.

    Tuy nhiên nhìn chung, các vật phẩm thờ cúng cơ bản không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình bao gồm:  

    Bát hương (Bát nhang)

    Bát hương hay bát nhang là đáp án đầu tiên cho câu hỏi bàn thờ gia tiên gồm những gì. Đây là vật phẩm thờ cúng linh thiêng quan trọng nhất, được ví như nơi kết nối giữa hai thế giới vô hình và hữu hình. Vào ngày mùng 1, hôm rằm, những ngày lễ, Tết, cúng giỗ quan trọng, gia đình chuẩn bị mâm lễ cúng, thắp nén nhang để mời Thần Linh, ông bà gia tiên về hưởng lộc.  Việc đặt cũng như bài trí bát hương thay đổi liên tục từ Bắc vào Nam tùy theo phong tục vùng miền của mỗi nơi, tuy nhiên vẫn có một số quy tắc nhất định trong việc đặt bát hương, cụ thể như sau: 

    • Bát hương ở giữa to nhất, cao nhất là thờ các quan thần linh: Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch, Táo Quân — thần linh chủ đất, ngũ phương ngũ thổ. Họ là những bậc thần tối cao được người đời tôn kính nhất, ngự tại mảnh đất nơi mỗi gia đình sinh sống. 

    • Bát hương bên phải thờ tổ tiên thắp một nén, phía bên trái thờ bà cô tổ hay bà cô ông mãnh, huyền cô, huyền cậu thắp một nén.  

    • Bát hương bên trái theo hướng nhìn từ ngoài vào bàn thờ là bát hương thờ bà cô tổ hay bà cô ông mãnh, huyền cô, huyền cậu của gia chủ.  

    Khi thắp hương, ta sẽ lần lượt thắp theo thứ tự sau: bát hương ở giữa thờ thần linh thất trước, thông thường sẽ thắp 3 nén hương vào những ngày bình thường hoặc ngày tuần rằm, và thắp 5 nén hương vào những ngày lễ lớn, đặc biệt quan trọng trong năm như cúng ông Công ông Táo, cúng giao thừa, tạ đất.  Ban thờ ba bát hương tượng trưng cho 3 yếu tố chính là Phúc, Lộc, Thọ với ý nghĩa lần lượt như sau:  

    • Phúc: thờ quan thần linh cho ta chữ Phúc, ý nghĩa câu thần linh ban cho an lành, may mắn, thịnh vượng.
    • Lộc: bà cô ông mãnh, những người chết trẻ trong gia đình cho Lộc, ý nghĩa cầu cho gia chủ gặp nhiều may mắn và tài lộc trong công việc và cuộc sống.
    • Thọ: thờ tổ tiên, ông bà cho ta chữ Thọ, ý nghĩa cầu mong ông bà phù hộ cho gia đình sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi. Ngoài ý nghĩa cầu mong thì bát hương này cũng mang ý nghĩa tưởng nhớ về cội nguồn của gia đình.

    Lưu ý khi thắp hương và thờ cúng

    Ngai thờ

    Ngai thờ được đặt ngay chính giữa bàn thờ và sát tường. Đây là nơi để thờ thần linh, là yếu tố quan trọng trong việc bài trí bàn thờ gia tiên.

    Di ảnh thờ

    Nếu có người thân đã qua đời, di ảnh của họ cần được đặt trên bàn thờ. Di ảnh có thể treo trên tường hoặc đặt trong khung ảnh, theo quy tắc "Nam tả, Nữ hữu" (ảnh ông bên trái, bà bên phải).

    Đỉnh đồng

    Đỉnh đồng được đặt ngay trước ngai thờ, là nơi giữ lửa và giúp cho hương khói được tỏa ra.

    Đôi hạc

    Đôi hạc tượng trưng cho sự trường thọ, mang lại may mắn và bình an cho gia đình. Đôi hạc được đặt đối xứng hai bên bàn thờ.

    Lọ lục bình

    Lọ lục bình sứ được đặt bên trái bàn thờ, dùng để cắm hoa tươi hoặc hoa sen. Hoa sen, đặc biệt là hoa sen đúc bằng đồng, thường được sử dụng trong các gia đình có truyền thống thờ cúng.

    Đèn dầu hoặc chân đèn

    Đèn dầu hoặc nến cần được thắp khi cúng bái, thể hiện sự trang nghiêm và mong muốn sự bảo hộ của tổ tiên.

    Mâm bồng

    Mâm bồng dùng để đựng 5 loại hoa quả, mỗi loại quả có một ý nghĩa riêng. Mâm bồng là vật phẩm thờ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên, giúp dâng lễ vật lên thần linh.

    Trễ 7

    Trễ 7 là các hũ đựng gạo, vàng, bạc tượng trưng cho sự thịnh vượng, tài lộc, phú quý. Đây là phong thủy giúp gia đình gặp may mắn và tài lộc.

    Ngai chén thờ

    Ngai chén thờ dùng để đựng nước hoặc rượu. Các chén này thường có hoa văn đặc biệt, tượng trưng cho sự trường thọ, phú quý và vĩnh cửu. Thông thường, cách bày bàn thờ gia tiên ngay chén thờ với số chén là lẻ chứ không dùng chẵn. Ngai chén thờ dùng để đựng chén nước và rượu hoặc một trong hai thứ đó. Khi thờ cúng cần quay mặt nguyệt trên chén thờ ra phía ngoài.

    Ngoài ra trên bàn thờ có thể bày thêm hũ nước ngậm rượu, bộ bát cơm thờ với ý nghĩa mong muốn gia chủ có của ăn của để, tượng trưng cho sự đầy đủ, sung túc, ấm no và viên mãn. Tùy từng mỗi vùng, mỗi gia đình cũng như kinh tế mỗi gia chủ khác nhau, thì việc lựa chọn vật thờ có thể bằng những chất liệu hoặc giá cả khác nhau. Trước đây gia đình Việt thường đặt cố định bàn thờ tại trung cung, tức là vị trí trung tâm của ngôi nhà. Thông thường khi khách đặt chân vào từ cửa chính là có thể thấy ngay bàn thờ gia tiên tại phòng khách. Đây là cách bày bàn thờ gia tiên quen thuộc, phù hợp nhiều không gian kiến trúc xưa.

    3. Cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy

    Hiện nay, với những gia đình có không gian thờ cúng rộng rãi, bàn thờ gia tiên có thể đặt tại một phòng thờ riêng. Tuy nhiên với những gia đình có diện tích nhỏ hẹp, bàn thờ sẽ được đặt ở phòng khách vì đây là nơi trang nghiêm, thoáng đãng nhất trong ngôi nhà. Phía sau bàn thờ phải là một bức tường vững chãi, không được dựa vào cửa sổ hoặc cửa kính. Để bày trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy, gia chủ cần lưu ý những điều sau:

    • Không được đặt bàn thờ ngược hướng với hướng nhà, vì theo quan niệm phong thủy, điều này khiến cho gia đình thường xuyên bất hòa. Vì thế cần đặt lại vị trí bàn thờ để loại bỏ không khí xấu.
    • Không đặt bàn thờ gần phòng vệ sinh hoặc bếp. Đặt bàn thờ ở vị trí này sẽ phạm phải tội bất kính, không tôn trọng thần linh, tổ tiên, điều này dễ khiến cho vận thế của gia đình không ổn định, thậm chí là giảm sút.
    • Không được đặt bàn thờ dưới xà ngang. Nhiều chuyên gia phong thủy cho rằng xà ngang là nơi sản sinh ra hung khí, do đó nếu đặt bàn thờ dưới xà ngang có thể khiến cho các thành viên trong gia đình bị đau đầu, suy nhược, nặng hơn thì ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.
    • Không đặt bàn thờ ngay cửa ra vào, đây là nơi gió thổi dễ làm động bát hương. Bên cạnh đó còn đón nhận nhiều sát khí từ ngoài vào.

    4. Kết luận

    Bàn thờ gia tiên không chỉ là nơi thể hiện lòng kính trọng đối với tổ tiên mà còn là một phần quan trọng trong phong thủy và văn hóa gia đình. Việc bài trí bàn thờ sao cho đúng, đầy đủ và hợp phong thủy là rất quan trọng, giúp tạo nên không gian thờ cúng trang nghiêm và thu hút sự bình an, tài lộc cho gia đình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vật phẩm thờ cúng cần có trên bàn thờ gia tiên và cách bài trí sao cho hợp lý, chuẩn phong thủy.

Sản phẩm liên quan

Dịch vụ đồ thờ uy tín chuyên nghiệp
Sản phẩm đồ thờ sang trọng, đẳng cấp
Thiết kế đồ thờ sáng tạo, dẫn đầu xu hướng
Bạn cần tư vấn? Gọi cho chúng tôi ngay bây giờ!
Hỗ trợ 24/7: 0987152648
Hotline: 0987152648