Đồ thờ Canh Nậu muốn chia sẻ với các bác về một vấn đề mà nhiều bác thắc mắc đó là ngai thờ. Có rất nhiều bác thờ cúng tổ tiên hàng ngày, nhưng lại không hiểu rõ ý nghĩa và công dụng của ngai thờ. Một câu hỏi phổ biến là ngai thờ chỉ có con trưởng mới được thờ cúng vậy Chỉ con trưởng mới được dùng Ngai Thờ có đúng không?
1. Ngai thờ là gì?
Ngai thờ còn được gọi là ỷ thờ là một vật dụng phổ biến trong không gian phòng thờ hoặc nhà thờ họ. Ngai thờ còn có tên gọi khác là ỷ thờ. Ngai thờ mang ý nghĩa là chiếc ghế cao nhất để tổ tiên ông bà có thể ngồi từ đó giám sát và phù hộ cho con cháu trong gia đình. Theo quan niệm người đã mất vẫn cần một vị trí để ngự và dõi theo con cháu dù ở thế giới bên kia.
2. Khám thờ là gì?
Khám thờ có biểu tượng giống như một ngôi nhà:
-
Có cánh cửa
-
Có tầng cửa võng trong và ngoài
-
Có chương khám
-
Có mái che
Khám thờ được xem như ngôi nhà để các vong linh trú ngụ. Khi mở cửa khám, chúng ta sẽ đưa bài vị vào bên trong. Nếu gia đình nhớ tên các cụ cao tằng tổ khảo hay cao tằng tổ tỷ, thì có thể khắc tên lên bài vị. Khám thờ tượng trưng cho ngôi nhà để vong linh trú ngụ. Còn ngai thờ tượng trưng cho chiếc ghế để tổ tiên ngự, chứng giám lòng thành của con cháu.
3. Ngai thờ dành cho ai?
Trong thời gian gần đây, có rất nhiều quý khách hàng đang quan tâm đến vấn đề: nên chọn ngai thờ hay khám thờ để cho không gian thờ cúng gia tiên đúng chuẩn phong thủy. Ngoài ra, còn có thắc mắc: con trưởng hay con thứ thì được thờ ngai hay thờ khám?
Chắc hẳn các bác cũng nghe nói rằng ngai thờ chỉ có con trưởng trong gia đình mới được thờ. Theo em quan điểm Chỉ con trưởng mới được dùng Ngai Thờ phần nào đúng vì ngai thờ tượng trưng cho vị trí cao nhất để thờ ông bà tổ tiên là người đứng đầu dòng tộc. Vì vậy theo truyền thống chỉ có con trưởng hoặc người đứng đầu dòng họ mới có thể thờ ngai thờ.
Tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều con thứ đang phải gánh vác việc của con trưởng do mâu thuẫn, xung đột. Con thứ vẫn có thể thờ, để báo đáp công ơn tổ tiên, anh hùng liệt sĩ, người có công với đất nước và gia đình. Vì vậy, con thứ cũng có quyền thờ ngai và khám. Nếu thuộc trưởng ngành, trưởng chi, thì càng nên thờ khám và ngai.
Tuy nhiên cũng có những quan điểm khác cho rằng ngai thờ có thể được sử dụng bởi các con thứ tùy theo phong tục của từng gia đình hoặc địa phương.
4. Các loại ngai thờ:
Ngai thờ có hai loại chính:
a) Ngai trụ
-
Là loại có ba cái trụ mỗi bên.
-
Nhiều cô chú anh chị yêu thích vì thiết kế thoáng và nhẹ nhàng.
Ngai thờ trụ được làm từ các loại gỗ như gỗ gụ, gỗ hương thường sơn son thiếc vàng mang tính thẩm mỹ cao.
b) Ngai vách
-
Có ba vách đục chạm, thiết kế cầu kỳ hơn.
-
Gọi là ngai vách vì cấu trúc khép kín ba mặt.
Ít phổ biến hơn nhưng cũng có mặt trên thị trường có thiết kế đặc biệt và độc đáo.
Giá của các loại ngai thờ dao động từ 6 triệu đến 15 triệu đồng tùy thuộc vào loại gỗ và chất liệu sơn. Với các loại gỗ cao cấp như gỗ hương đá hoặc gỗ g đỏ em thấy nhiều gia đình chọn sơn PU thay vì sơn son thiếc vàng để giữ màu sắc tự nhiên của gỗ phù hợp với không gian thờ cúng hiện đại hơn.
5. Kích thước của ngai thờ:
Ngai thờ phổ biến có hai kích thước: 1 thước và 1 thước 2. Tùy vào không gian phòng thờ của gia đình mà các bác có thể chọn kích thước sao cho phù hợp. Ngai thờ phổ biến nhất hiện nay là loại ngai trụ, do thiết kế thoáng và phù hợp nhiều không gian.
6. Vị trí đặt bài vị trong ngai thờ
-
Thông thường, bài vị sẽ được đặt bên trong ngai thờ.
-
Việc đặt bài vị tùy thuộc vào từng gia đình hoặc từng nhà thờ.
Ví dụ thực tế:
-
Một khách của Nam có yêu cầu đặt bài vị ghi chữ "Ông Thần Quán".
-
Nam không rõ ý nghĩa sâu xa của dòng chữ này, nhưng đã làm đúng theo yêu cầu của khách.
7. Vị trí đặt ngai thờ trên bàn thờ
Tùy theo kiểu bàn thờ mà vị trí đặt ngai thờ sẽ khác nhau:
a) Nếu bàn thờ có cấp:
-
Ngai thờ sẽ được đặt trên cấp cao nhất.
b) Nếu không có cấp:
-
Ngai thờ sẽ được đặt vào phía trong cùng của bàn thờ.
Trong cả hai trường hợp, ngai thờ luôn được đặt ở chính giữa bàn thờ.
8. Lưu ý khi sử dụng ngai thờ:
Khi sử dụng ngai thờ có một số điều cần lưu ý:
Vị trí Đặt Ngai Thờ | Chi Tiết |
---|---|
Vị trí cao nhất trong không gian thờ | Ngai thờ thường được đặt trên bàn thờ nhị cấp hoặc tam cấp ở vị trí cao nhất thể hiện sự tôn kính. |
Bài Vị | Bài vị của người đứng đầu dòng họ thường được đặt lên ngai thờ trong khi các bài vị khác đặt ở vị trí thấp hơn. Bài vị cấp dưới không được đặt lên ngai thờ. |
9. Ngai thờ có đi kèm với bài vị không?
Tùy theo phong tục từng nơi có gia đình thờ cả ngai thờ và bài vị trên đó nhưng cũng có nơi chỉ thờ ngai thờ hoặc chỉ thờ bài vị mà thôi. Các bác có thể tham khảo và lựa chọn cách thờ cúng sao cho phù hợp với gia đình mình.
Ngày xưa, quan niệm là chỉ con trưởng mới được thờ. Ngày nay, con trưởng hay con thứ đều có thể thờ ngai và khám, chỉ cần có tâm hướng về tổ tiên, ông bà, các cụ. Với ngai, có thể đặt bài vị hoặc bát hương lên trên. Với khám, chỉ để bài vị bên trong, sau đó đóng cánh cửa lại.