1. Vẻ đẹp và giá trị của đồ thờ men rạn đắp nổi Bát Tràng
Mang vẻ đẹp sang trọng, cổ điển, đồ thờ men rạn đắp nổi Bát Tràng vừa có tác dụng trấn trạch an gia, mang lại tài lộc may mắn cho gia chủ, vừa thể hiện sự đẳng cấp cao quý của gia đình.
2. Quy trình chế tác đồ thờ men rạn đắp nổi Bát Tràng thủ công tinh xảo
Bộ sản phẩm đồ thờ men rạn được chế tác hoàn toàn thủ công bởi đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bát Tràng.
Khác với các dòng sản phẩm gốm sứ thông thường, bộ đồ thờ men rạn đắp nổi được tạo thành từ dòng men rạn nổi tiếng – dòng men chỉ có duy nhất ở làng gốm Bát Tràng. Đây là dòng men cổ xuất hiện từ thế kỷ 16, từng bị thất truyền và mới được phục dựng lại gần đây.
Nổi bật trên nền lớp men đặc biệt ấy là những họa tiết tinh xảo, được điêu khắc cầu kỳ, tỉ mỉ. Sự đăng đối về hoa văn, phối màu tinh tế đòi hỏi người nghệ nhân phải thấu hiểu, yêu nghề, có tay nghề lão luyện.
"Nhất thường, nhì da, thứ ba rạc lò" – là câu nói bất cứ người thợ gốm nào cũng phải nhớ. Để tạo ra thành phẩm hoàn hảo, cần chuẩn chỉnh từ khâu chọn nguyên liệu cho tới miết men.
Phần xương gốm được làm từ đất sét xanh pha trộn các thành phần gia giảm. Lớp da gốm được chế tác từ tro trấu, củi quế hòa theo công thức bí truyền của nghệ nhân Bát Tràng.
Sản phẩm sau đó được nung ở nhiệt độ chuẩn 1.260 độ C và để nguội trong 12 giờ, giúp lớp men tự giãn đều.
Từng lớp mực được bơm, dội chính xác vào các đường nét, tạo nên lớp đắp nổi. Công đoạn này đòi hỏi kỹ thuật cao, sự khéo léo để các màu men không bị hòa lẫn.
Do quá trình co giữa men và xương gốm diễn ra ngẫu nhiên, nên mỗi món đồ thờ đều có dáng hình tam giác, tứ giác, ngũ giác… khác nhau, không trùng lặp bất kỳ sản phẩm nào.
Lớp men phủ trên bề mặt đắp nổi được làm hoàn toàn thủ công, cho ra các cấp độ đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo men bóng, bền, không phai màu theo thời gian, thể hiện tính đồng nhất trong sự đa dạng và màu sắc chân thực.
Và cứ thế, qua bàn tay của nghệ nhân Bát Tràng, những nắm đất thô nguyên đã trở thành những tuyệt phẩm gốm sứ cao cấp – khởi nguồn tinh hoa dân tộc Việt.
3. Biểu tượng chủ đạo trên sản phẩm đồ thờ men rạn
3.1. Cặp lưỡng long chầu nguyệt
Họa tiết chủ đạo của bộ đồ thờ men rạn đắp nổi Bát Tràng là hình ảnh “lưỡng long chầu nguyệt” – tức hai con rồng chầu về phía mặt trăng.
Trong văn hóa truyền thống, rồng là loài đứng đầu trong bộ Tứ Linh: Long – Lân – Quy – Phụng. Rồng tượng trưng cho thần quyền, vương quyền, và là biểu tượng của sự linh thiêng cao quý.
Hình ảnh hai con rồng được thể hiện oai phong, mạnh mẽ: chân rồng vươn dài, đầu ngẩng cao, đứng hai bên đối xứng, cùng hướng về vầng sáng ở trung tâm – chính là mặt trăng.
Mặt trăng trong họa tiết này tượng trưng cho sự cân bằng âm – dương trong vũ trụ, mang ý nghĩa bình an, may mắn, đại cát đại lợi cho gia đình. Đồng thời, đây cũng là hình ảnh thể hiện sự phù trợ của gia tiên dành cho con cháu trong cuộc sống.
3.2. Hoa sen
Hình ảnh hoa sen trong bộ đồ thờ thể hiện đầy đủ các giá trị nhân sinh sâu sắc, đồng thời tượng trưng cho ý chí kiên cường và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Hoa sen còn mang ý nghĩa bình an, giúp gia chủ tránh thị phi, rắc rối, và mang lại hạnh phúc, thuận hòa cho gia đình.
Sự kết hợp tinh tế giữa các hoa văn rồng mây và hình ảnh hoa sen được đắp nổi, khắc chìm đã tạo nên những tầng lớp ý nghĩa cao quý, giàu chiều sâu văn hóa và tâm linh.
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi Bát Tràng không chỉ là một sản phẩm nghệ thuật, mà còn là sợi dây gắn kết giữa các thế hệ, kết nối quá khứ với hiện tại. Nó đóng vai trò như một phương tiện giáo dục về đạo lý, truyền thống và cội nguồn dân tộc.
Mang trong mình vẻ đẹp hoài cổ, tinh tế, nhã nhặn, bộ đồ thờ men rạn Bát Tràng xứng đáng là một tuyệt phẩm hoàn hảo, phù hợp với mọi không gian thờ tự – từ căn hộ chung cư hiện đại đến biệt phủ, biệt thự, hay nhà thờ họ truyền thống.
4. Các mẫu Đồ Thờ Men Rạn Bát Tràng
Đồ thờ Canh Nậu cam kết toàn bộ sản phẩm đều được chế tác thủ công hoàn toàn, với nguồn gốc rõ ràng từ làng nghề gốm Bát Tràng truyền thống.
4.1. Bát hương men rạn giả cổ Bát Tràng
Như các bạn có thể thấy trên màn hình, bát hương men rạn giả cổ với họa tiết vẽ rồng là một trong những vật phẩm không thể thiếu trên mỗi bàn thờ.
Đặc biệt, trên bát hương men rạn có in logo của gốm sứ Bát Tràng thể hiện chất lượng sản phẩm.
Hiện tại, gia đình mình đang có các kích thước bát hương:
14, 16, 18, 20, 22, 25, 27, 33 cm và phi 40 cm.
Các bạn có thể lựa chọn kích thước phù hợp với bàn thờ của gia đình mình.
Tất cả các sản phẩm Bát hương men rạn giả cổ Bát Tràng của mình đều rất đẹp mắt và có giá thành phải chăng.
4.2. Mâm bồng men rạn giả cổ Bát Tràng
Đây là mâm bồng với họa tiết rồng quả phụ trên một sàn phần.
Mâm bồng có các kích thước:
20, 22, 24, 26, 28, 30 và 35 cm.
Các bạn có thể lựa chọn kích thước Mâm bồng men rạn giả cổ Bát Tràng phù hợp để trang trí bàn thờ của mình.
4.3. Ống hương men rạn Bát Tràng
Ống hương men rạn Bát Tràng có họa tiết rồng và phụng rất đẹp mắt, phù hợp để dùng cắm hương ở hai bên bàn thờ, tạo nên không gian thờ cúng trang nghiêm và ấm cúng.
4.4. Bộ ấm chén cúng men rạn Bát Tràng
Bộ ấm chén cúng men rạn Bát Tràng chỉ có một size duy nhất, bao gồm:
-
1 chiếc ấm
-
5 chiếc chén
-
1 chiếc khay đựng
Đây là bộ đồ thờ cúng không thể thiếu cho những buổi lễ cúng bái trong gia đình.
4.5. Đèn thờ men rạn giả cổ Bát Tràng
Đèn thờ men rạn giả cổ Bát Tràng có ba size:
1, 2 và 3 (mỗi size chênh lệch nhau một chút về chiều cao).
Sản phẩm này giúp tạo thêm ánh sáng ấm áp, trang trọng cho không gian thờ cúng.
4.6. Cây nến thờ men rạn Bát Tràng
Cây nến thờ thường được đặt ở hai bên bàn thờ.
Các bạn có thể đặt Cây nến thờ men rạn Bát Tràng hoặc tiềm vàng chiều cau trên cây nến để tăng thêm phần trang trọng và linh thiêng cho bàn thờ.
Ngoài các sản phẩm vẽ họa tiết rồng, bên mình còn có các sản phẩm vẽ hoa sen, rất phù hợp để trang trí cho bộ đồ thờ cúng thêm phần tinh tế và đẹp mắt.
4.7. Lọ lục bình men rạn Bát Tràng
Lọ lục bình men rạn Bát Tràng có các kích thước từ:
25 cm đến 65 cm
Sản phẩm giúp bạn hoàn thiện bộ thờ cúng gia đình một cách đầy đủ và hài hòa.