Men rạn là dòng men đặc trưng của làng gốm Bát Tràng, được tạo ra nhờ sự chênh lệch về độ co giãn giữa xương gốm và men. Điều này tạo nên những đường nét rạn tự nhiên, mang màu xám nhẹ nhàng, dịu mắt. Những vết rạn này không chỉ tạo sự cuốn hút mà còn thể hiện sự sâu lắng, tinh tế trên từng sản phẩm.
Theo các tài liệu nghiên cứu về gốm men cổ tại Việt Nam, dòng men Dạ xuất hiện ở Bát Tràng vào thế kỷ 16. Sau một thời gian dài phát triển, men rạn đã được phục chế và ứng dụng lại trong lĩnh vực gốm tâm linh, phong thủy, đặc biệt là trong sản xuất đồ thờ cúng bằng sứ. Hiện nay, men rạn đang được gốm Phạm Dũng phục chế và áp dụng rộng rãi.
Bộ đồ thờ men Gio Rạn Gạo Nếp cho ban thờ 1m72 trở lên.png
Các loại men dạng và ưu điểm của men dạng gạo nếp
Men dạng có rất nhiều loại, ví dụ như:
-
Dạng Thạch: Các vết rạn lớn, giống như móng tay.
-
Dạng Chân Chim: Rạn nhỏ hơn một chút.
-
Dạng Tăm và Dạng Hạt Vừng: Các vết rạn mảnh, nhỏ hơn, tạo sự tinh tế.
Tuy nhiên, men dạng gạo nếp được đánh giá là đẹp nhất trong các dòng men Dạ. Với cấu trúc đường men có độ lớn vừa đủ, giống như hạt gạo nếp, các đường rạn nối liền một cách rõ ràng và không bị đứt quãng, chảy đều trên bề mặt sứ. Điều này tạo nên sự cân đối hoàn hảo, không quá thưa thớt như men dạng đá và cũng không quá dày đặc như men dạng hạt vừng. Men dạng gạo nếp mang lại sự tinh tế và hài hòa, làm cho các chi tiết thờ cúng trở nên đẹp mắt và trang nghiêm hơn.
Bộ đồ thờ men Gio Rạn Gạo Nếp cho ban thờ cơ bản 1m54.png
Bên cạnh sự hoàn mỹ về hình thức, men dạng gạo nếp còn thể hiện nét đẹp sâu lắng, tinh tế, như gợi nhắc về sự ấm áp, an nhiên từ cội nguồn linh thiêng. Qua đó, gia chủ có thể gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng sâu thẳm trong lòng mình một cách thành kính và ý nhị.
Bộ đồ thờ men Rạn Gạo Nếp đắp nổi cho ban treo 1m54.png