Em biết dạo gần đây, có rất nhiều bác đang xây nhà mới hoặc khánh thành nhà, gọi điện cho em để hỏi về đồ gỗ, đồ thờ, nội thất phòng thờ và đặc biệt là bàn thờ gia tiên. Có bác thì hỏi rất kỹ: độ dày, kích thước, chất lượng... Nhưng cũng có nhiều bác chỉ gửi một tin nhắn hỏi giá, hoặc gửi kích thước như "chân 24 dài 2m17 thì giá bao nhiêu?" mà không tìm hiểu sâu hơn.
Thực tế, nhiều bác mắc một sai lầm rất lớn là không tìm hiểu kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thực sự của sản phẩm. Nếu ham rẻ, các bác rất dễ mua phải hàng kém chất lượng.
Vì vậy, em làm bài này để chia sẻ 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành bàn thờ, để các bác nắm rõ trước khi quyết định mua:
1. Loại gỗ
-
Gỗ giá rẻ: gỗ mít, gỗ dổi, hương đỏ.
-
Gỗ cao cấp hơn: hương đá, gỗ gõ đỏ, gụ Lào.
Gỗ tốt thì giá thành cao hơn, độ bền và thẩm mỹ cũng tốt hơn.
2. Kích thước và độ dày
-
Cùng là "chân 24 dài 2m17" nhưng chiều sâu khác nhau (97cm hoặc 1m07) thì giá cũng khác.
-
Độ dày ảnh hưởng rất lớn: khuôn 4 ván 1.5cm rẻ hơn rất nhiều so với khuôn 5 ván 2cm.
-
Mặt bàn liền nguyên tấm luôn đắt hơn mặt ghép, chênh tới 4–5 triệu với gỗ hương đá.
3. Đường nét chạm khắc
Hiện tại, đồ gỗ ở làng nghề bên em chia làm 3 loại:
-
Đục máy 100%: đơn giản, rẻ tiền.
-
Đục máy sửa tay: tinh hơn, hợp cho hàng trung cấp.
-
Nghệ nhân đục tay 100%: sắc nét, có hồn, giá cao hơn do công đục kỹ lưỡng.
4. Kết cấu và kỹ thuật làm
-
Có hai kiểu làm mộng: mộng thẳng (phù hợp với hàng phổ thông) và mộng chéo (chắc chắn hơn).
-
Dạ tiền dày: hàng 5 phân thì giá hợp lý, phổ thông. Hàng 8–15 phân thì đục sắc nét, chất lượng cao, giá cũng cao.
Vậy: Có bộ bàn thờ gỗ hương đá chân 24 chỉ 20 triệu không?
Có thể có, nhưng:
-
Đa phần là hàng thanh lý, gỗ không đảm bảo.
-
Có thể là hàng đã sơn, pha gỗ tạp, hoặc đục máy kém sắc.
-
Có thể mẫu mã lỗi thời hoặc bị rác gỗ, mọt.
Nếu các bác đi xem, nhớ cúi xuống gầm bàn kiểm tra kỹ: gỗ có bị dập, mọt, nứt, dính rác không?
Giá rẻ thì chắc chắn phải đánh đổi chất lượng.