Ông Địa - Thần Tài là những vị thần mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình. Việc thỉnh ông Địa - Thần Tài đúng cách sẽ giúp cho công việc làm ăn phát đạt, tấn tới. Những gia đình làm ăn kinh doanh, buôn bán đặc biệt phải nắm rõ cách thỉnh ông Địa Thần Tài để tránh phạm điều cấm kỵ, ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Khi dọn về nhà mới hoặc lập bàn thờ mới cho cơ sở buôn bán, có những lưu ý quan trọng khi thỉnh thần. Vậy thỉnh ông Địa Thần Tài như thế nào là đúng cách?
Cách thỉnh thần tài ông địa như thế nào là đúng ?
Nhiều người sau khi mua tượng Thần Tài - Ông Địa về thường chỉ lau sạch và đặt lên bàn thờ mà không làm thêm gì. Tuy nhiên, điều đó không đúng. Vì Thần Tài - Ông Địa là các vị thần quản lý đất đai và tiền bạc, nên việc thỉnh các ngài cần trải qua nhiều bước từ lúc mua tượng cho tới khi an vị lên bàn thờ.
Theo quan niệm dân gian, Ông Địa được thờ cùng Thần Tài mang ý nghĩa "đất đai sinh ra của cải". Ông Địa (hay còn gọi là Thổ Địa) là người cai quản đất đai, còn Thần Tài là người ban phát tiền bạc, tài lộc.
Do đó, việc thay tượng Thần Tài - Ông Địa là điều cần hạn chế, chỉ thực hiện khi:
-
Tượng cũ bị bể hoặc nứt do sơ ý.
-
Lập bàn thờ mới cho nhà mới hoặc cửa hàng khai trương.
Việc thỉnh ông Địa - Thần Tài về với mong muốn các vị thần phù hộ cho việc làm ăn, kinh doanh thuận lợi, hút nhiều tài lộc.
Vậy cần chuẩn bị những gì? Trình tự ra sao? Mời bạn theo dõi các bước bên dưới được chia sẻ bởi Đồ thờ Canh Nậu thông qua vach-ngan.com.
Cách thỉnh ông địa thần tài rước lộc vào nhà
Lựa chọn tượng thần tài ông địa
Đây là bước đầu tiên khi thỉnh thần về thờ trong gia đình. Trước đó, bạn cần chọn bàn thờ có kích thước phù hợp, vị trí và hướng bàn thờ đúng phong thủy.
Khi chọn tượng cần lưu ý:
-
Kích thước tượng phải vừa vặn với bàn thờ.
-
Kiểm tra xem tượng có bị nứt, bể, sứt mẻ không.
-
Nét mặt tượng cũng rất quan trọng:
-
Tượng Thần Tài: Nét mặt nghiêm nghị, giữ tiền của, nhưng vẫn có nét vui tươi, nhẹ nhàng.
-
Tượng Ông Địa: Có nụ cười hào sảng, tạo cảm giác thân thiện, hiền hậu.
-
-
Màu da tượng nên hồng hào, tạo cảm giác phúc khí tràn đầy.
Cách lựa chọn ông thần tài
Chọn ngày tốt thỉnh thần về nhà
Sau khi mua tượng tại cửa hàng, không nên mang về nhà ngay. Thay vào đó, bạn cần:
-
Bọc tượng bằng khăn đỏ hoặc đặt trong hộp sạch.
-
Đem lên chùa nhờ các sư chú nguyện, nhập thần.
-
Sau đó, chọn ngày tốt để thỉnh thần về.
Lưu ý về ngày thỉnh thần:
-
Không thỉnh vào tháng cô hồn.
-
Nên thỉnh vào đầu tháng âm lịch, trước ngày mùng 10, vì theo dân gian, mùng 10 là ngày Thần Tài bay về trời.
-
Các ngày tốt để thỉnh thần:
-
Ngày Tốc Hỷ: Mang ý nghĩa cầu buôn may bán đắt.
-
Ngày Tiểu Cát: Mong muốn mọi việc yên ổn, bình an.
-
Ngày Đại An: Cầu gia đình yên ấm, làm ăn thuận lợi.
-
Ngoài ngày tốt, cũng cần chọn giờ tốt để thỉnh thần về nhà.
Ngày tốt thỉnh thần tài
Lựa chọn vị trí đặt bàn thờ vệ sinh bàn thờ
Vị trí đặt bàn thờ cần tuân theo nguyên tắc phong thủy, thường nên đặt:
-
Hướng ra cửa chính để đón tài lộc.
-
Tránh đặt ở lối đi lại gây động chạm, ảnh hưởng đến sự an yên của thần linh.
Vệ sinh bàn thờ:
-
Dùng nước lá thơm hoặc rượu pha loãng để lau dọn sạch sẽ, giúp các vị thần được thoải mái, an yên khi an vị.
Sau khi thỉnh thần về nhà cần thờ cúng liên tục trong 100 ngày tiếp theo thắp đèn để hội tụ sinh khí sau đó có thể thờ cúng như thông thường. Thờ cúng luôn phải thành tâm lấy tâm là chính khi cúng phải ăn mặc lịch sự kín đáo không ăn nói tục tĩu. Thờ cúng vào các ngày rằm mồng một ngày vía thần tài.