Cúng Tất Niên là một trong những nghi lễ quan trọng vào cuối năm là dịp để gia đình tỏ lòng tri ân tổ tiên tổng kết một năm đã qua và cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới.
1. Ý nghĩa của cúng Tất Niên
Trong dân gian có một quan niệm vui rằng: "Ngày 23 tháng Chạp ông Công, ông Táo lên trời báo cáo rồi đến đêm 30 lại về nhà để đón năm mới cùng con cháu." Dù là tháng đủ hay tháng thiếu thì Táo Quân cũng sẽ về nhà kịp để chứng giám lòng thành của gia chủ trong lễ cúng Tất Niên. Lễ cúng Tất Niên không chỉ để mời tổ tiên về ăn Tết mà còn thể hiện sự tri ân đối với thần linh mong muốn được phù hộ cho gia đình bình an hạnh phúc trong năm tới.
2. Cần chuẩn bị gì cho lễ cúng Tất Niên?
Cúng Tất Niên thường bao gồm:
-
Mâm cúng gia tiên: Gồm hoa tươi trái cây bánh kẹo nhang đèn và các món ăn truyền thống.
-
Mâm cúng ông Công ông Táo: Ngoài mâm cỗ gia chủ có thể chuẩn bị bộ vàng mã Táo Quân để hóa vàng tiễn các ngài.
-
Bài khấn: là phần quan trọng không chỉ là lời cầu mong mà còn là sự tri ân đối với tổ tiên và các vị thần linh.
3. Những lưu ý khi cúng Tất Niên
Lưu ý | Giải thích |
---|---|
1. Không đặt nặng chuyện mâm cao cỗ đầy | Thần linh và tổ tiên không đòi hỏi lễ vật sang trọng quan trọng là sự thành tâm của gia chủ. |
2. Không nên khấn xin tài lộc một cách thái quá | Cúng Tất Niên không phải là dịp để cầu xin tiền tài hay may mắn một cách vô tội vạ mà là dịp để "báo công" về những việc thiện trong năm qua. |
3. Không nên dùng bài khấn sai nguồn gốc | Cúng Tất Niên là dịp để tưởng nhớ tổ tiên vì vậy hãy sử dụng bài khấn đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam khấn bằng tấm lòng chân thành. |