1. Làng mộc Chàng Sơn và nghề mộc truyền thống
Thưa quý vị và các bạn, trải qua nhiều thế kỷ, các làng mộc truyền thống ở Bắc Bộ, trong đó có làng nghề mộc Chàng Sơn, đã nổi tiếng về kỹ thuật dựng nhà và sự tinh xảo trong từng chi tiết kiến trúc nhà gỗ. Đây là một sự tinh hoa và là niềm tự hào của người dân Việt. Bằng tài hoa và sự tinh tế của mình, người thợ mộc đã khám phá và khơi dậy sự ấm cúng của gỗ, dựng nên những nếp nhà truyền thống của người Việt. Đến nay, nghề mộc không những không bị mai một mà còn ngày càng phát triển cùng sự phát triển của thời đại. Với kiến trúc sư Nguyễn Giang, nhà gỗ kẻ truyền là một nét tinh hoa của dân tộc cần được bảo tồn, gìn giữ và nâng tầm giá trị văn hóa trong thời đại ngày nay.
2. Nhân vật khách mời: Kiến trúc sư Nguyễn Sang
Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng đến với nhân vật khách mời, kiến trúc sư, nghệ nhân quốc gia Nguyễn Sang, người gìn giữ nét xưa trong văn hóa hiện đại.
3. Nhà gỗ Kẻ Truyền và giá trị văn hóa truyền thống
Trải dài trong lịch sử Kiến Trúc Việt Nam, nhà gỗ là sự lựa chọn phù hợp với điều kiện và tính cách của con người Việt. Không chỉ giúp chống lại nắng mưa, những ngôi nhà gỗ truyền thống còn là nơi lưu giữ ký ức, kỷ niệm của dòng tộc, gia đình và cả đời người. Thế nhưng, nhiều giá trị văn hóa kiến trúc của dân tộc hiện không còn tồn tại trong không gian sống của người Việt, khiến cho bản sắc văn hóa của quốc gia, dân tộc đang bị mai một bởi những bước đi của thời gian. Để những đường nét nghệ thuật của cha ông vẫn trở thành dấu ấn, đi vào đời sống hôm nay, kiến trúc sư Nguyễn Giang đã có những sáng tạo vừa đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ nguyên không gian nhà cổ.
4. Kiến trúc sư Nguyễn Sang và cảm hứng nghề mộc
“Để về dự cái nghề truyền thống này cho làng, mang về các công trình để chúng tôi làm và tôi là truyền lại nghề cho con cháu, tôi cảm thấy rất hài lòng tự hào về nghề của truyền thống cha ông từng ngày xưa để lại.” Những ngôi nhà do kiến trúc sư Sang đảm trách vẫn giữ nguyên dáng nhà cổ truyền thống, nhưng lại thêm sáng tạo phù hợp với thời đại. Những nét hoa văn chạm trổ cầu kỳ được để mộc tạo cảm giác gần gũi.
“Điều đầu tiên khi tôi làm công trình này là tôi nghĩ đến việc tạo ra sự giáo dục cho con cái mình. Trong quan điểm cá nhân của tôi, phương pháp giáo dục số 1 đó chính là làm gương. Khi chúng ta sống hết lòng vì chuyện sống, biết ơn về tổ tiên, gia tiên, nguồn cội, thì khi con cái nhìn vào, đó sẽ trở thành bài học quý giá. Khi được thờ cúng gia tiên trong một không gian như vậy, tôi tin rằng nó sẽ giống như sự kết nối giữa các thế hệ, lan tỏa và gìn giữ giá trị văn hóa của người Việt.”
5. Mỗi công trình là một tác phẩm trường tồn
Mỗi công trình, ngôi nhà là một tác phẩm, là một câu chuyện có giá trị trường tồn theo thời gian, cùng những tâm huyết của người thiết kế gửi gắm qua các giá trị nghệ thuật và sự độc đáo riêng biệt của tác phẩm. Nó còn là những tình cảm của những chủ nhân ngôi nhà, những thông điệp gửi gắm cho thế hệ tương lai. Di sản được gìn giữ, truyền thống được kết nối. Lắng mình lại và suy ngẫm về những điều đẹp đẽ này, chúng ta sẽ thấy biết ơn những người như kiến trúc sư Nguyễn Sang, những con người đã góp phần gìn giữ và đưa các giá trị văn hóa Việt truyền thống trở lại với đời sống hiện đại.
6. Cảm hứng và nguồn gốc nghề mộc của Nguyễn Sang
Vâng, xin chào kiến trúc sư Nguyễn Gia. Em rất cảm ơn anh đã chia sẻ về mẫu nhà gỗ cổ truyền này. Thực sự, mẫu nhà gỗ vẫn mang nét mộc mạc vốn có của nhà gỗ cổ truyền thống. Thế thì không biết anh có thể chia sẻ với các khán giả về cội nguồn cảm hứng của anh với những mẫu nhà gỗ như vậy không ạ?
“Cội nguồn của nghề làm gỗ cổ truyền ở xứ Đoài chính là ngôi làng nghề mộc của truyền Chàng Sơn. Làng của tôi nổi tiếng với nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Ngày xưa, anh em ở đây còn có những câu ca hò hay những truyền thuyết về nghề làm nhà gỗ. Cụ tổ nghề là cụ thợ mộc Oshin đã làm đền đài cho Thanh Tản Viên Sơn. Tôi sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng như vậy, nên cái cơ duyên tôi đến với nghề này cũng là nhờ sự gắn kết đó.”
7. Sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại
Em vừa thấy rằng những ngôi nhà của anh có những nét truyền thống pha lẫn một chút hiện đại. Anh có thể chia sẻ về những điểm khác biệt trong các công trình của mình không ạ?
“Ngoài những đặc điểm truyền thống, những yếu tố hiện đại cũng được áp dụng trong các công trình của tôi. Ví dụ như phần bình phong công năng. Nó vẫn giữ được hình thức truyền thống, nhưng tạo hình được làm mới, mang dáng dấp hiện đại hơn một chút.”
8. Nội thất và cấu trúc công trình
Anh giới thiệu về phần nội thất của công trình này được không ạ?
“Phần bên trong công trình này gồm ba gian. Kết cấu của ngôi nhà này có bốn bộ bì gỗ phía Nam. Gian giữa là kết cấu kể chuyện, hai vì ở chỗ bức Thuận thì gọi là bức thuận, hai vì kết cấu kiểu trồng rừng. Về cách bài trí cũng như sắp đặt trong căn nhà này, phần thờ cúng được đặt ở gian giữa và gian rễ, thường có cấu trúc hai lớp. Lớp ngoài là cửa vọng, lớp trong là thiều châu, tạo chiều sâu cho không gian thờ cúng.”
“Các đồ trang trí trong phần thờ cúng gồm hoành phi, câu đối. Phía bên trong còn có một hệ cuốn xanh với câu đối. Bàn thờ chính được thiết kế gồm hai lớp, tạo chiều sâu, tăng tính linh thiêng cho không gian thờ cúng.”
9. Cảm xúc khi hoàn thành công trình
Anh có thể chia sẻ một chút về cảm xúc của mình khi hoàn thành xong mỗi công trình và nhận được sự đón nhận, yêu thích từ phía mọi người không ạ?
“Lúc tôi cảm nhận được, tôi cảm thấy hạnh phúc nhất khi kết thúc công trình và gia chủ rất mãn nguyện với công trình đó. Tôi cảm thấy được những khoảnh khắc đoàn tụ của gia đình, và họ có thể cảm nhận được sự đầm ấm trong không gian đó.”
10. Di sản văn hóa và giá trị bền vững
Thưa quý vị và các bạn, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cho đến ngày nay, những ngôi nhà gỗ truyền thống chính là những tài sản quý báu của nền văn hóa Việt Nam. Chúng là những tinh túy được chắt lọc từ khối óc thông minh và đôi bàn tay tài giỏi, khéo léo của cha ông đã bao đời truyền lại cho hậu thế. Tất cả những giá trị vật chất và tinh thần ấy rất cần sự nâng niu, gìn giữ và phát huy của thế hệ hôm nay, để trở thành động lực của cuộc sống trường tồn.