• Làng Nghề Đồ Thờ, thôn 3, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
Hotline 0987152648
Menu Hotline: 0987152648

Phong Tục Thờ Cúng Tổ Tiên Ngày Tết Nguyên Đán

1

  • Cam kết
    chất lượng
  • Giao hàng
    miễn phí
  • Thanh toán
    tại nhà
  • Các thông tin về các nghi lễ và thủ tục tâm linh trong dịp Tết Nguyên Đán, như việc rút tỉa chân nhang, cúng ông Công ông Táo và dự báo thời tiết cận Tết. 

    Phong Tục Thờ Cúng Tổ Tiên Ngày Tết Nguyên Đán

    Thưa quý vị và các bạn, trong các phong tục tập quán ngàn đời của người Việt Nam thì tục thờ cúng tổ tiên ngày tiết Nguyên Đán có ý nghĩa đặc biệt và đã trở thành nghi lễ quan trọng nhất trong các nghi lễ diễn ra của một năm. Đây cũng là một trong những phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

    Tết đến xuân về, chúng ta cùng tìm hiểu phong tục này qua bài viết của nhà báo Xuân Báu có tựa đề: “Nét đẹp của phong tục thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết Nguyên Đán”.

    Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Phong Tục

    Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian, tục thờ cúng tổ tiên là một chuyển hóa quan trọng từ tín ngưỡng thờ linh hồn nhưng lại mang tính bản địa, được hình thành từ lâu của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà phong tục này ngàn đời nay luôn được coi trọng, gìn giữ vun đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đây là điều đáng tự hào, trân quý hơn bởi không chỉ trong Thái Bình muôn dân trăm họ yên vui mà kể cả khi vận nước rơi vào hoạn nạn binh đao khói lửa hay họa ngoại xâm, người Việt vẫn không nhụt chí, không nao núng tinh thần, không rời xa thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    Dù thuộc tầng lớp nào trong xã hội, dù người già hay người trẻ cũng đều coi trọng lễ nghĩa và tìm cách duy trì để không mai một.

    Lễ cúng đầu năm mới

    Lòng Biết Ơn Và Đạo Lý Truyền Thống

    Thời nào cũng vậy, dù điều kiện hoàn cảnh ra sao, cuộc sống khó khăn đến mấy, con cháu không bao giờ làm trái đạo lý mà ngược lại luôn biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, hiếu lễ với ông bà tổ tiên. Bởi như người xưa đã đúc kết:

    “Cây có gốc mới tỏa cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể cả sông sâu.”

    Người ta sinh trưởng bởi đâu? Gốc là tiên tổ, ân sâu rõ ràng.

    Đi qua thời gian với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các thế hệ người Việt Nam khắp cả ba miền luôn coi thờ cúng tổ tiên là đạo lý ở đời, như một mạch nguồn mang nét đẹp truyền thống không bao giờ phơi cạn.

    Phong tục này đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tâm linh, khẳng định một đức tin vào sự hiện hữu của tổ tiên ông bà luôn dõi theo để bảo ban con cháu làm việc tốt việc thiện, tránh điều ác điều xấu.

    Tổ tiên ông bà cũng luôn phù hộ độ trì, che chở cho con cháu trong ấm ngoài êm, trên dưới tốt đẹp, mọi việc đều hanh thông, trôi chảy.

    Chiêm nghiệm từ thực tiễn, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Triều thốt lên hai câu thơ như một lời nhắc nhủ người đời:

    “Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt ông cha không thờ.”

    Chọn người mở hàng đầu năm

    Các Nghi Thức Chuẩn Bị Đón Tết

    Khoảng thời gian năm cùng tháng tận có biết bao công việc phải làm, xưa nay đều thế.

    Thông thường cứ sau rằm tháng Chạp, dù miền xuôi hay miền ngược, dù giàu hay nghèo, dù địa vị xã hội ra sao, ai cũng chuẩn bị cho một công việc đã ăn sâu vào tiềm thức, mang nhiều ý nghĩa: đó là tống cựu nghênh tân.

    Vào ngày 23, thì lo cúng đưa tiễn ông Công ông Táo về trời. Những ngày cận Tết thì công việc lại càng thêm tất bật, bận rộn suốt ngày suốt đêm.

    Chuẩn bị bàn thờ Thần Tài

    Chuẩn Bị Lễ Vật Và Bàn Thờ

    Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi gia đình ở nông thôn hay thành thị, đồng bằng hay miền núi, hoàn cảnh khó khăn hay giàu sang phú quý đều chuẩn bị cho việc mua sắm lễ vật, chu thất để dâng lên bàn thờ tổ tiên.

    Lễ vật dù thuộc loại sơn hào hải vị hay bình thường cũng đều được đắn đo lựa chọn cẩn thận, làm sao để khỏi chạnh lòng suy nghĩ khi đặt lên bàn thờ tổ tiên ông bà.

    Ngày xưa, ngoài những lễ vật không thể thiếu như hoa quả, trầu cau, rượu trắng, trên bàn thờ của các gia đình thường được thắp hai cây nến tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, gọi là nhật nguyệt quang minh – thật ý nghĩa.

    Theo quan niệm của người xưa, ánh sáng thắp lên bàn thờ sẽ được tổ tiên soi rõ đường đi nước bước, che chở phủ hộ cho con cháu an lành, hạnh phúc, sức khỏe tràn đầy, học hành thì đỗ đạt, làm ăn thì thuận lợi, mọi việc đều thuận buồm xuôi gió, đời sau nối tiếp đời trước mãi mãi thịnh vượng.

    Lễ tạ mộ

    Mâm Ngũ Quả Và Bài Trí Bàn Thờ

    Một thủ tục đã trở nên quen thuộc đó là sắp đặt mâm ngũ quả với năm màu khác nhau. Người xưa cho rằng đây là sự tượng trưng cho năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

    Các loại hoa quả không nhất thiết phải mua ở chợ mà có sẵn trong vườn nhà cũng được, tùy theo điều kiện và quan niệm của gia chủ về hình thức cách bài trí mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết Nguyên Đán khác hơn ngày giỗ bình thường.

    Nhưng không bắt buộc cầu kỳ phải có mâm cao cỗ đầy thịnh soạn mới được coi là thành kính với tổ tiên. Quan niệm này đến ngày nay ở nhiều nơi tại nhiều gia đình vẫn giữ nguyên như người xưa, chẳng thế mà trước bàn thờ tổ tiên con cháu thường thổ lộ: “Lễ bạc lòng thành là vì thế.”

    Sắp Đặt Đồ Vật Và Chuẩn Bị Lễ Cúng

    Thủ tục là vậy nhưng mỗi đồ vật đều phải được sắp đặt cẩn thận đúng vị trí, không làm mất đi sự tôn nghiêm linh thiêng trong không gian của bàn thờ và phải khéo léo đẹp mắt, cao hơn nữa là phải có tính thẩm mỹ.

    Việc cúng xôi, cúng cơm hay bánh chưng cũng tùy điều kiện và quan niệm của mỗi gia chủ nhưng phải được chuẩn bị tươm tất, chu đáo.

    Gạo để nấu cơm không sôi, gói bánh chưng được lựa chọn thứ ngon nhất. Trên bàn thờ có cơm có xôi tượng trưng cho đất trời vũ trụ mà con người dù ở cõi dương hay khi về với tổ tiên ở cõi âm đều phải có.

    Đối với bánh chưng thì còn có ý nghĩa tượng trưng cho đất, gắn liền với truyền thuyết về chàng Lang Liêu, hoàng tử của vua Hùng thứ 18, đã đi vào tâm thức người Việt từ ngàn đời nay.

    Nghi Thức Cúng Tổ Tiên Theo Ngày Trong Dịp Tết

    Tùy theo quan niệm và cách tổ chức, nhưng trong dịp Tết Nguyên Đán, tục thờ cúng tổ tiên thường được con cháu tiến hành theo nghi thức của từng ngày, bởi mỗi ngày đều khác nhau và có ý nghĩa riêng của nó.

    • Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, thủ tục này đến nay vẫn được duy trì phổ biến.

    • Đêm 30 Tết, hay còn gọi là đêm Trừ tịch, thì cúng Giao thừa, đây là nghi lễ rất quan trọng, diễn ra vào thời khắc tiễn biệt năm cũ đón chào năm mới nên nghi thức khá đặc biệt, phải được chuẩn bị thật đầy đủ, chu đáo.

    • Sáng mùng Một thì cúng Nguyên Đán, chiều mùng Một thì cúng tịch điện.

    Tại nhiều vùng quê, ngày mùng Hai thường tổ chức hai lễ cúng: buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là chiêu điện, còn buổi chiều cúng tịch điện.

    Mùng Ba được gọi là ngày cuối cùng của Tết Nguyên Đán nên cúng tà ông vải với ý nghĩa Tết đã chu tất đủ đầy.

    Mỗi nơi, mỗi gia đình đều có cách thức tổ chức, quan niệm khác nhau nhưng nghi lễ cúng gia tiên hầu hết do người con trai trưởng làm chủ lễ.

    Sau khi cúng xong, các thành viên trong gia đình quay quần sum vầy bên nhau, hàn huyên tâm sự, ôn cố tri tân, cùng hưởng lộc tổ tiên rồi chúc nhau năm mới có nhiều niềm vui mới, ai cũng khỏe mạnh, ai cũng tiến bộ, ai cũng hạnh phúc tràn đầy viên mãn.

    Bao sái bàn thờ

    Ý Nghĩa Văn Hóa Và Bản Sắc Dân Tộc

    Dù mỗi thời mỗi khác, mỗi vùng mỗi dòng họ, mỗi gia đình đều có cách thức tổ chức khác nhau nhưng phong tục thờ cúng tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán đã và đang góp phần vun đắp nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

    Phong tục mang nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn đời này chính là sự kết tinh, chắt lọc, chiêm nghiệm từ cuộc sống do các thế hệ đi trước giày công dựng xây vun đắp.

    Đây cũng là sự thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, ghi lòng tạc dạ tri ân tổ tiên của con cháu trong các gia đình, trong các dòng họ.

    Nét đẹp này luôn phải được coi trọng, lưu truyền để không mai một, cho dù cuộc sống thời hiện đại có đổi thay như thế nào đi chăng nữa, bởi đây là tín ngưỡng đã ăn sâu vào tiềm thức lòng người như mạch nguồn tinh khiết không bao giờ vơi cạn.

    Dọn dẹp nhà cửa để đón vận mới

    Bàn Thờ Tổ Tiên – Công Trình Văn Hóa Thu Nhỏ

    Chim có tổ, người có tông, bàn thờ tổ tiên được ví như một công trình văn hóa thu nhỏ của mỗi gia đình, giống như nhà thờ họ của mũi dòng tộc.

    Đây là nơi để con cháu đi về dâng hương hoa lễ vật, tỏ lòng thành kính biết ơn tiền nhân tiên tổ, các bậc quá cố.

    Con cháu từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ già đến trẻ, từ trai đến gái, dù ở đâu, làm gì cũng một lòng hướng về nguồn cội tổ tiên ông bà cha mẹ họ hàng người thân.

    Nghi thức tâm linh ngày Tết giúp cửa hàng kinh doanh phát đạt

    Nội Dung Giải Thích
    Rút tỉa chân nhang bàn thờ Thực hiện sau lễ cúng ông Công ông Táo từ ngày 20 đến 24 tháng 12 âm lịch. Cần chọn giờ tốt tránh giờ không phù hợp như 12:00 và 18:00. Giúp duy trì không gian thờ cúng sạch sẽ và thanh tịnh.
    Lễ cúng ông Công ông Táo Diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch (22 tháng 1 dương lịch năm 2025). Cúng vào các giờ hoàng đạo như giờ Tý (23:00-01:00) Dần (03:00-05:00) Mão (05:00-07:00) Ngọ (11:00-13:00).
    Dự báo thời tiết Tết Nguyên Đán 2025 - Miền Bắc và miền Trung: Rét đậm có mưa nhỏ vào cuối tháng 1.
    - Miền Nam và Tây Nguyên: Nắng đẹp ít mưa thuận lợi cho hoạt động ngoài trời.
    - Cảnh báo gió mạnh và sóng biển cao tại vùng biển Đông Bắc.

    Tết Nguyên Đán – Dịp Đoàn Viên Và Hy Vọng

    Vào dịp Tết Nguyên Đán lại càng được thể hiện rõ: người ở quê nhà hay người đi làm ăn sinh sống nơi xa dù khó khăn thuận lợi thì tất cả đều chung một lòng suy nghĩ, luôn đau đáu thiết tha sớm được sum vầy đoàn viên trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

    Họ để cảm nhận sự ấm áp, linh thiêng mà gần gũi của tổ tiên nguồn cội, rồi cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chuẩn bị hành trang bước vào năm mới với bao niềm tin, ước vọng tốt lành sẽ đến.

  • Thông tin chi tiết

    Các thông tin về các nghi lễ và thủ tục tâm linh trong dịp Tết Nguyên Đán, như việc rút tỉa chân nhang, cúng ông Công ông Táo và dự báo thời tiết cận Tết. 

    Phong Tục Thờ Cúng Tổ Tiên Ngày Tết Nguyên Đán

    Thưa quý vị và các bạn, trong các phong tục tập quán ngàn đời của người Việt Nam thì tục thờ cúng tổ tiên ngày tiết Nguyên Đán có ý nghĩa đặc biệt và đã trở thành nghi lễ quan trọng nhất trong các nghi lễ diễn ra của một năm. Đây cũng là một trong những phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

    Tết đến xuân về, chúng ta cùng tìm hiểu phong tục này qua bài viết của nhà báo Xuân Báu có tựa đề: “Nét đẹp của phong tục thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết Nguyên Đán”.

    Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Phong Tục

    Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian, tục thờ cúng tổ tiên là một chuyển hóa quan trọng từ tín ngưỡng thờ linh hồn nhưng lại mang tính bản địa, được hình thành từ lâu của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà phong tục này ngàn đời nay luôn được coi trọng, gìn giữ vun đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đây là điều đáng tự hào, trân quý hơn bởi không chỉ trong Thái Bình muôn dân trăm họ yên vui mà kể cả khi vận nước rơi vào hoạn nạn binh đao khói lửa hay họa ngoại xâm, người Việt vẫn không nhụt chí, không nao núng tinh thần, không rời xa thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    Dù thuộc tầng lớp nào trong xã hội, dù người già hay người trẻ cũng đều coi trọng lễ nghĩa và tìm cách duy trì để không mai một.

    Lễ cúng đầu năm mới

    Lòng Biết Ơn Và Đạo Lý Truyền Thống

    Thời nào cũng vậy, dù điều kiện hoàn cảnh ra sao, cuộc sống khó khăn đến mấy, con cháu không bao giờ làm trái đạo lý mà ngược lại luôn biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, hiếu lễ với ông bà tổ tiên. Bởi như người xưa đã đúc kết:

    “Cây có gốc mới tỏa cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể cả sông sâu.”

    Người ta sinh trưởng bởi đâu? Gốc là tiên tổ, ân sâu rõ ràng.

    Đi qua thời gian với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các thế hệ người Việt Nam khắp cả ba miền luôn coi thờ cúng tổ tiên là đạo lý ở đời, như một mạch nguồn mang nét đẹp truyền thống không bao giờ phơi cạn.

    Phong tục này đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tâm linh, khẳng định một đức tin vào sự hiện hữu của tổ tiên ông bà luôn dõi theo để bảo ban con cháu làm việc tốt việc thiện, tránh điều ác điều xấu.

    Tổ tiên ông bà cũng luôn phù hộ độ trì, che chở cho con cháu trong ấm ngoài êm, trên dưới tốt đẹp, mọi việc đều hanh thông, trôi chảy.

    Chiêm nghiệm từ thực tiễn, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Triều thốt lên hai câu thơ như một lời nhắc nhủ người đời:

    “Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt ông cha không thờ.”

    Chọn người mở hàng đầu năm

    Các Nghi Thức Chuẩn Bị Đón Tết

    Khoảng thời gian năm cùng tháng tận có biết bao công việc phải làm, xưa nay đều thế.

    Thông thường cứ sau rằm tháng Chạp, dù miền xuôi hay miền ngược, dù giàu hay nghèo, dù địa vị xã hội ra sao, ai cũng chuẩn bị cho một công việc đã ăn sâu vào tiềm thức, mang nhiều ý nghĩa: đó là tống cựu nghênh tân.

    Vào ngày 23, thì lo cúng đưa tiễn ông Công ông Táo về trời. Những ngày cận Tết thì công việc lại càng thêm tất bật, bận rộn suốt ngày suốt đêm.

    Chuẩn bị bàn thờ Thần Tài

    Chuẩn Bị Lễ Vật Và Bàn Thờ

    Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi gia đình ở nông thôn hay thành thị, đồng bằng hay miền núi, hoàn cảnh khó khăn hay giàu sang phú quý đều chuẩn bị cho việc mua sắm lễ vật, chu thất để dâng lên bàn thờ tổ tiên.

    Lễ vật dù thuộc loại sơn hào hải vị hay bình thường cũng đều được đắn đo lựa chọn cẩn thận, làm sao để khỏi chạnh lòng suy nghĩ khi đặt lên bàn thờ tổ tiên ông bà.

    Ngày xưa, ngoài những lễ vật không thể thiếu như hoa quả, trầu cau, rượu trắng, trên bàn thờ của các gia đình thường được thắp hai cây nến tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, gọi là nhật nguyệt quang minh – thật ý nghĩa.

    Theo quan niệm của người xưa, ánh sáng thắp lên bàn thờ sẽ được tổ tiên soi rõ đường đi nước bước, che chở phủ hộ cho con cháu an lành, hạnh phúc, sức khỏe tràn đầy, học hành thì đỗ đạt, làm ăn thì thuận lợi, mọi việc đều thuận buồm xuôi gió, đời sau nối tiếp đời trước mãi mãi thịnh vượng.

    Lễ tạ mộ

    Mâm Ngũ Quả Và Bài Trí Bàn Thờ

    Một thủ tục đã trở nên quen thuộc đó là sắp đặt mâm ngũ quả với năm màu khác nhau. Người xưa cho rằng đây là sự tượng trưng cho năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

    Các loại hoa quả không nhất thiết phải mua ở chợ mà có sẵn trong vườn nhà cũng được, tùy theo điều kiện và quan niệm của gia chủ về hình thức cách bài trí mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết Nguyên Đán khác hơn ngày giỗ bình thường.

    Nhưng không bắt buộc cầu kỳ phải có mâm cao cỗ đầy thịnh soạn mới được coi là thành kính với tổ tiên. Quan niệm này đến ngày nay ở nhiều nơi tại nhiều gia đình vẫn giữ nguyên như người xưa, chẳng thế mà trước bàn thờ tổ tiên con cháu thường thổ lộ: “Lễ bạc lòng thành là vì thế.”

    Sắp Đặt Đồ Vật Và Chuẩn Bị Lễ Cúng

    Thủ tục là vậy nhưng mỗi đồ vật đều phải được sắp đặt cẩn thận đúng vị trí, không làm mất đi sự tôn nghiêm linh thiêng trong không gian của bàn thờ và phải khéo léo đẹp mắt, cao hơn nữa là phải có tính thẩm mỹ.

    Việc cúng xôi, cúng cơm hay bánh chưng cũng tùy điều kiện và quan niệm của mỗi gia chủ nhưng phải được chuẩn bị tươm tất, chu đáo.

    Gạo để nấu cơm không sôi, gói bánh chưng được lựa chọn thứ ngon nhất. Trên bàn thờ có cơm có xôi tượng trưng cho đất trời vũ trụ mà con người dù ở cõi dương hay khi về với tổ tiên ở cõi âm đều phải có.

    Đối với bánh chưng thì còn có ý nghĩa tượng trưng cho đất, gắn liền với truyền thuyết về chàng Lang Liêu, hoàng tử của vua Hùng thứ 18, đã đi vào tâm thức người Việt từ ngàn đời nay.

    Nghi Thức Cúng Tổ Tiên Theo Ngày Trong Dịp Tết

    Tùy theo quan niệm và cách tổ chức, nhưng trong dịp Tết Nguyên Đán, tục thờ cúng tổ tiên thường được con cháu tiến hành theo nghi thức của từng ngày, bởi mỗi ngày đều khác nhau và có ý nghĩa riêng của nó.

    • Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, thủ tục này đến nay vẫn được duy trì phổ biến.

    • Đêm 30 Tết, hay còn gọi là đêm Trừ tịch, thì cúng Giao thừa, đây là nghi lễ rất quan trọng, diễn ra vào thời khắc tiễn biệt năm cũ đón chào năm mới nên nghi thức khá đặc biệt, phải được chuẩn bị thật đầy đủ, chu đáo.

    • Sáng mùng Một thì cúng Nguyên Đán, chiều mùng Một thì cúng tịch điện.

    Tại nhiều vùng quê, ngày mùng Hai thường tổ chức hai lễ cúng: buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là chiêu điện, còn buổi chiều cúng tịch điện.

    Mùng Ba được gọi là ngày cuối cùng của Tết Nguyên Đán nên cúng tà ông vải với ý nghĩa Tết đã chu tất đủ đầy.

    Mỗi nơi, mỗi gia đình đều có cách thức tổ chức, quan niệm khác nhau nhưng nghi lễ cúng gia tiên hầu hết do người con trai trưởng làm chủ lễ.

    Sau khi cúng xong, các thành viên trong gia đình quay quần sum vầy bên nhau, hàn huyên tâm sự, ôn cố tri tân, cùng hưởng lộc tổ tiên rồi chúc nhau năm mới có nhiều niềm vui mới, ai cũng khỏe mạnh, ai cũng tiến bộ, ai cũng hạnh phúc tràn đầy viên mãn.

    Bao sái bàn thờ

    Ý Nghĩa Văn Hóa Và Bản Sắc Dân Tộc

    Dù mỗi thời mỗi khác, mỗi vùng mỗi dòng họ, mỗi gia đình đều có cách thức tổ chức khác nhau nhưng phong tục thờ cúng tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán đã và đang góp phần vun đắp nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

    Phong tục mang nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn đời này chính là sự kết tinh, chắt lọc, chiêm nghiệm từ cuộc sống do các thế hệ đi trước giày công dựng xây vun đắp.

    Đây cũng là sự thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, ghi lòng tạc dạ tri ân tổ tiên của con cháu trong các gia đình, trong các dòng họ.

    Nét đẹp này luôn phải được coi trọng, lưu truyền để không mai một, cho dù cuộc sống thời hiện đại có đổi thay như thế nào đi chăng nữa, bởi đây là tín ngưỡng đã ăn sâu vào tiềm thức lòng người như mạch nguồn tinh khiết không bao giờ vơi cạn.

    Dọn dẹp nhà cửa để đón vận mới

    Bàn Thờ Tổ Tiên – Công Trình Văn Hóa Thu Nhỏ

    Chim có tổ, người có tông, bàn thờ tổ tiên được ví như một công trình văn hóa thu nhỏ của mỗi gia đình, giống như nhà thờ họ của mũi dòng tộc.

    Đây là nơi để con cháu đi về dâng hương hoa lễ vật, tỏ lòng thành kính biết ơn tiền nhân tiên tổ, các bậc quá cố.

    Con cháu từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ già đến trẻ, từ trai đến gái, dù ở đâu, làm gì cũng một lòng hướng về nguồn cội tổ tiên ông bà cha mẹ họ hàng người thân.

    Nghi thức tâm linh ngày Tết giúp cửa hàng kinh doanh phát đạt

    Nội Dung Giải Thích
    Rút tỉa chân nhang bàn thờ Thực hiện sau lễ cúng ông Công ông Táo từ ngày 20 đến 24 tháng 12 âm lịch. Cần chọn giờ tốt tránh giờ không phù hợp như 12:00 và 18:00. Giúp duy trì không gian thờ cúng sạch sẽ và thanh tịnh.
    Lễ cúng ông Công ông Táo Diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch (22 tháng 1 dương lịch năm 2025). Cúng vào các giờ hoàng đạo như giờ Tý (23:00-01:00) Dần (03:00-05:00) Mão (05:00-07:00) Ngọ (11:00-13:00).
    Dự báo thời tiết Tết Nguyên Đán 2025 - Miền Bắc và miền Trung: Rét đậm có mưa nhỏ vào cuối tháng 1.
    - Miền Nam và Tây Nguyên: Nắng đẹp ít mưa thuận lợi cho hoạt động ngoài trời.
    - Cảnh báo gió mạnh và sóng biển cao tại vùng biển Đông Bắc.

    Tết Nguyên Đán – Dịp Đoàn Viên Và Hy Vọng

    Vào dịp Tết Nguyên Đán lại càng được thể hiện rõ: người ở quê nhà hay người đi làm ăn sinh sống nơi xa dù khó khăn thuận lợi thì tất cả đều chung một lòng suy nghĩ, luôn đau đáu thiết tha sớm được sum vầy đoàn viên trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

    Họ để cảm nhận sự ấm áp, linh thiêng mà gần gũi của tổ tiên nguồn cội, rồi cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chuẩn bị hành trang bước vào năm mới với bao niềm tin, ước vọng tốt lành sẽ đến.

Sản phẩm liên quan

Dịch vụ đồ thờ uy tín chuyên nghiệp
Sản phẩm đồ thờ sang trọng, đẳng cấp
Thiết kế đồ thờ sáng tạo, dẫn đầu xu hướng
Bạn cần tư vấn? Gọi cho chúng tôi ngay bây giờ!
Hỗ trợ 24/7: 0987152648
Hotline: 0987152648