Chuẩn bị bàn thờ dịp Tết Nguyên Đán
Những ngày cuối năm lại tất bật quét dọn bàn thờ, tẩy uế bằng nước thơm, bao sái bài vị ra tiên để chuẩn bị dâng hương, hoa, mâm cơm lên cúng tổ tiên dịp Tết Nguyên Đán. Không chỉ riêng dịp Tết, việc giữ gìn không gian thờ trang nghiêm đã trở thành truyền thống của gia đình. Mỗi dịp lễ, dỗ, ngày Rằm, mùng Một, với anh, thờ phụng tổ tiên giúp duy trì sự gắn kết tình thân đặc biệt giữa hậu thế với tiền nhân.
Lễ chuẩn bị trước Tết
Vào cuối năm, gần Tết, trước Tết khoảng ba ngày, nhất thiết huy động con cháu sửa soạn, hạ tất cả các đồ trên bàn thờ, đồ khí tự xuống để bao sái, lấy nước thơm tẩy uế rồi bao sái lư nhang, bao sái bài vị xong mới lại bày biện chu tất. Đó là việc nhất thiết không thể bỏ qua. Việc thờ cúng ông bà, tổ tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và luôn được gia đình anh chuẩn bị chu đáo. Đây là truyền thống được truyền thừa qua bao thế hệ, nhắc nhở con cháu luôn nhớ về tổ tiên, nguồn cội. Đặc biệt, gia đình anh còn lên danh sách các ngày dỗ trong năm được đặt trang trọng trong gian thờ.
Truyền thống gia đình trong việc thờ cúng
Bố tôi là trưởng, tôi cũng nói với bố rằng con sẽ cúng đầy đủ các cụ tổ tiên vì con có lời mới. Bố thì ông cụ nhất chí, tôi ông cụ lại đưa cho tôi ảnh của các cụ gia tiên của một số các cụ gia tiên đời gần đây và cho tôi xin chân nhang tôi thờ. Thế là tôi cũng dán một cái tờ giấy dỗ để hàng ngày nhìn thấy, không bao giờ quên được ngày dỗ nào. Mâm cỗ cúng được chuẩn bị tươm tất với những món truyền thống, gửi gắm lòng thành của con cháu dâng lên ông bà tổ tiên. Trầm khói tỏa, tất cả các thành viên thành tâm khấn lễ cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn bình an và may mắn. Cứ như vậy, từ đời này qua đời khác, lòng thành thờ cúng tổ tiên cứ thế được gieo mầm trong con trẻ để thế hệ sau tiếp nối truyền thống gia đình, luôn nhớ về cội nguồn, công lao sinh thành dưỡng dục, giữ gìn nếp nhà cũng như truyền thống tri ân tốt đẹp của dân tộc.
Sự tham gia của đại gia đình trong lễ cúng
Như nhà tôi thì nhất thiết dỗ Tết hay có việc gì, tất cả đại gia đình, những ai có mặt ở nhà thì hầu như không ai không đứng trước bàn thờ tổ tiên để khấn vái. Ở đây rõ, Tết cũng vậy. Nhà tôi có vợ chồng tôi và ba người con thì bất kể ngày dỗ hoặc các ngày Tết chưa bao giờ không đủ năm người lên.
Ý nghĩa văn hóa và vị trí bàn thờ trong nhà
Lễ thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến của người Kinh, tộc người chiếm đa số trên đất hình chữ S, mà nhiều dân tộc như Mường, Thái cũng lưu giữ phong tục này. Trải qua bao thăng trầm biến cố lịch sử, thờ cúng tổ tiên vẫn chiếm vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần người Việt. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà bàn thờ luôn được đặt ở gian chính giữa trang trọng nhất của ngôi nhà, vị trí giữa của gian ba gian hay năm gian thường được kê bàn thờ và bộ trường kỷ. Đó cũng là vị trí thường xuyên của việc giữ sum họp gia đình. Những việc diễn ra như vậy được tổ tiên trên bàn thờ chứng kiến, hay những việc trọng đại luôn có sự hiện diện của tổ tiên để nhắc nhở các thành viên trong gia đình duy trì tập tục, đạo hiếu và ứng xử sao cho mọi người hiểu rằng ngoài các thành viên hiện nay đang sống còn có cả những người đã khuất. Đó là nét rất đặc trưng của người Việt.
Các nghi thức và vật phẩm thờ cúng truyền thống
Ngày xưa, thờ cúng thường có bài vị; nếu không còn ảnh thì có bài vị của chư hương linh, chữ về tổ tiên, đôi câu đối, kiểu như bộ tam sự để cúng, tức là Đông Bình Tây Quả.
Ba hành vi đàng lễ khi đứng trước bàn thờ
Khi đứng trước bàn thờ, mỗi người Việt phải tuân theo ba hành vi đàng lễ là thân, khẩu, ý. Thân lễ nghĩa là phải ăn mặc trang nghiêm, đứng đắn, dung nhan và thái độ nghiêm túc. Khẩu lễ là sự thưa bẩm một cách cung kính, đầy đủ với tổ tiên về những điều trong năm qua đã đạt được. Cuối cùng, ý lễ là thể hiện sự thành tâm, uống nước nhớ nguồn, ngẫm suy về những việc mình đã làm và khẩn cầu sự phù trợ của tổ tiên cho năm tới.
Ý nghĩa tâm linh trong thờ cúng
Khi gặp đau khổ trong cuộc đời, ta về thắp nén nhang cho ông bà cha mẹ tổ tiên để khẳng nguyện cho ông bà cha mẹ gia hộ cho ta có sáng kiến, trí tuệ. Đó cũng là điểm nương tựa trong đời sống. Ở miền Trung, ở Huế, trong bàn thờ gia tiên thường có đề một câu là “Kính như tải” có nghĩa là cung kính ông bà tổ tiên như các vị đang ở đây, chia sẻ và xin được sự gia hộ, giúp đỡ của ông bà tổ tiên, như ông bà tổ tiên đang hiện diện trong gia đình.
Sự thay đổi nghi thức và giá trị truyền thống
Theo thời gian, nghi thức cúng gia tiên cũng có nhiều sự thay đổi với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, những giá trị truyền thống, cốt lõi văn hóa vẫn được gìn giữ và phát huy. Cái tâm thành kính là điều quan trọng nhất, chứ không phải mâm cao cỗ đầy, cỗ bái linh đình và lãng phí. Ông bà ta ngày xưa rất đơn giản, Đông Bình Tây Quả có nghĩa là bên tay phải ngoài nhìn vào thì bình hoa, bên tay trái ngoài nhìn vào thì đĩa trái cây, hương trầm, hoa quả, hết sức đơn giản, thanh bạch, nhẹ nhàng, tao nhã. Mình dùng gì thì dùng, không nên hoang phí vào việc phô trương hay hình thức. Việc nhìn vào vật chất chỉ biểu hiện một phần, nhưng cần hiểu rằng vai trò thờ cúng tổ tiên chính là đề cao đạo hiếu, đề cao ứng xử.
Tác động của hành vi thờ cúng lên thế hệ sau
Chính bản thân chúng ta đã ứng xử với tiền nhân, thì hậu sinh, con cái chứng kiến hành vi đó. Nếu việc thờ cúng phức tạp quá mức, thậm chí biến bàn thờ gia tiên thành nơi cầu cạnh thì đã đi sai bản chất việc thờ cúng tổ tiên. Qua bao đời, phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt vẫn là nét đẹp truyền thống không thể bỏ qua, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán. Từ những làn khói hương, người ta được kết nối với thế giới tâm linh thiêng liêng, nhớ về cội nguồn và gửi gắm mong ước về sự an lành, phát triển trong cuộc sống.
Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người, đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành, là truyền thống tốt đẹp ngàn đời được lưu giữ và phát huy.